Thị trường hàng hóa
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình cũng là cha mẹ. Họ thường muốn biết cách họ có thể chuẩn bị cho các thế hệ con cháu đối mặt với những vấn đề hay những thách thức chắc chắn sẽ xảy ra khi chuyển giao vai trò lãnh đạo. Mối quan tâm lớn nhất là làm sao để thế hệ con cháu tiếp nối thành công di sản kinh doanh của gia đình.
Theo một khảo sát với đối tượng là sinh viên cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến các nhà lãnh đạo tương lai phụ thuộc vào những gì họ tin tưởng, những trải nghiệm nhất định đã hình thành nên con người của họ chứ không nhất thiết là hình mẫu cha mẹ, ông bà, hoặc thậm chí là bạn bè.
Những trải nghiệm “xác định” này, mặc dù mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng đều thay đổi cách họ nhìn nhận năng lực của bản thân và khả năng ảnh hưởng đến thế giới xung quanh. Các trải nghiệm có thể có là việc được tự do (khi còn là một thiếu niên) để làm việc, không bị giám sát, với một số hoạt động kinh doanh nhỏ của gia đình.
Các trải nghiệm qua mỗi giai đoạn của thời niên thiếu giúp họ định hình quan điểm riêng khi lớn lên trong một doanh nghiệp gia đình. Đó là lợi thế lớn để cạnh tranh các bạn cùng lứa tuổi, giúp các thế hệ trẻ thấy tiềm năng của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo và củng cố mong muốn tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình.
Không phải tất cả các trải nghiệm đều đem đến cơ hội học tập thiết thực cho trẻ, thậm chí một số trải nghiệm có thể gây mang lại những tác động không mong muốn. Vậy mục đích của quá trình cung cấp kinh nghiệm học tập cho thế hệ tiếp theo là gì? Các bậc cha mẹ cần làm gì để tạo các tác động tích cực đến sự phát triển năng lực và khả năng tiếp quản sự nghiệp kinh doanh của con cái họ?.
Năm 1989, nhà tâm lý học phát triển Emmy Werner đã hoàn thành một dự án nghiên cứu dài tới 32 năm, trong đó bà đã nghiên cứu 698 trẻ em từ sơ sinh đến 40 tại Kauai, Hawaii. Mục đích của nghiên cứu là xem xét tác động của nhiều yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như nghèo đói, xung đột, trình độ học vấn thấp, v.v. . đến sự phát triển của trẻ.
Hai phần ba số trẻ em được đặt vào tình thế có nguy cơ cao bị tác động hành vi một cách đáng kể. Tuy nhiên, một phần ba trẻ vẫn có một cuộc sống bình thường và phát triển tốt bất chấp việc trải qua các nguy cơ. Về bản chất, những trẻ này đã rèn luyện được sự kiên cường, bền bỉ khi đối mặt với nghịch cảnh, hay nói cách khác chính là khả năng kiểm soát nội tại.
Khả năng kiểm soát nội tại là một thành phần của tâm lý học nhân cách. Vị trí kiểm soát (bên trong và bên ngoài) đề cập đến mức độ mà các cá nhân tin rằng họ có quyền kiểm soát đối với kết quả. Khu vực kiểm soát bên trong cho thấy niềm tin rằng một người kiểm soát những gì xảy ra trong cuộc sống của chính họ. Khu vực kiểm soát bên ngoài là niềm tin rằng các yếu tố bên ngoài nằm trong tầm kiểm soát.
Kiểm soát nội tại chính là niềm tin có thể kiểm soát những gì xảy ra trong cuộc sống của chính mỗi cá nhân và không bị điều khiển bởi các tác động bên ngoài. Để những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo nhận thức và phát triển được khả năng kiểm soát nội tại, vai trò của các bậc cha mẹ chính là liên tục cung cấp các trải nghiệm thực tế.
Phát triển khả năng kiểm soát nội tại giúp các thành viên thế hệ lãnh đạo tiếp theo hiểu rằng họ có thể kiểm soát kết quả của chính mình. Niềm tin và ý chí này sẽ hình thành bãn lĩnh cũng như bản sắc của các nhà lãnh đạo tương lai, tạo nên sự khác biệt không thể bắt chước. Người đứng đầu các doanh nghiệp gia đình cần chú ý đến 4 bước thực hiện sau:
Thúc đẩy thử nghiệm tích cực: Thế giới mà chúng ta đang sống luôn trong tình trạng ngày càng khó đoán định. Thế hệ con cháu tiếp nối trong các doanh nghiệp gia đình nên được tạo cơ hội và trau dồi năng lực để học hỏi thông qua thử nghiệm tích cực nhằm xây dựng niềm tin rằng “Tôi có thể làm được”.
Chấp nhận thất bại: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp gia đình sử dụng tài sản của mình như một cách để “giúp đỡ” thế hệ tiếp theo và cho rằng sự giàu có nên được sử dụng để tăng khả năng thành công. Tuy nhiên, hỗ trợ trực tiếp từ gia đình sẽ khiến các thế hệ kế cận không nhìn nhận thấu đáo về khả năng thất bại và không có khả năng phục hồi sau khó khăn, cũng như khó tạo niềm tin cho thế hệ kế thừa tin rằng họ kiên cường và có năng lực vượt qua mọi trở ngại.
Xác định nhiều giải pháp: Lợi ích hay tác động của thất bại phụ thuộc vào cách thế hệ tiếp theo phản ứng với thất bại khi nó xảy ra. Trưởng bối có thể ciúp các thành viên thế hệ tiếp theo xác định một cách nhất quán nhiều giải pháp khả thi cho bất kỳ vấn đề nào. Điều này có thể hỗ trợ phát triển quỹ đạo kiểm soát nội bộ. Chỉ với một giải pháp duy nhất, thất bại thể hiện sự kết thúc và cảm giác chán nản không thể tránh khỏi. Với nhiều giải pháp, một thất bại trở thành một ý tưởng không thành công. Con sẽ thử điều gì tiếp theo? hoặc Ý tưởng tiếp theo của con là gì? Các câu hỏi đơn giản của cha mẹ sẽ giúp các thành viên thế hệ kế thừa tìm phản ứng phù hợp với kết quả thay vì chỉ nghĩ đến bản thân kết quả.
Tránh quản lý vi mô: Việc xây dựng vùng kiểm soát nội bộ trong thế hệ tiếp theo đòi hỏi cha mẹ phải từ bỏ một số quyền kiểm soát của riêng họ. Cha mẹ nên cung cấp định hướng rõ ràng cho thế hệ tiếp theo về kết quả mong đợi, nhưng cho phép họ sử dụng sự khéo léo của bản thân để tìm ra cách đạt được điều đó (kiểm soát kết quả). Cách tiếp cận này xây dựng cơ sở kiểm soát nội bộ mà không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng.
Các doanh nghiệp gia đình mong muốn xây dựng khả năng kế nghiệp cho các thế hệ tiếp theo cần thích ứng để có sự phát triển liên tục và thịnh vượng lâu dài. Sự trau dồi thế hệ ngay từ đầu và liên tục sẽ tạo ra lớp lãnh đạo kế cận với những thế mạnh riêng với kiến thức và năng lực gánh vác trọng trách và tiếp tục phát huy tinh thần kinh doanh của gia đình một cách tự nhiên không gượng ép.
Phát triển doanh nghiệp gia đình chính là nghĩa vụ và thường phải đối mặt với nhiều thách thức do những thay đổi về kinh tế - xã hội cũng như sự khác biệt chủ quan giữa các thế hệ. Thực tế cho thấy các gia tộc doanh nghiệp thành công đã vượt qua những thử thách của thương trường và tồn tại với thời gian nhờ thích ứng với thay đổi; họ có bản lĩnh và năng lực đứng lên sau thất bại cùng tinh thần tích cực vượt khó và luôn đi trước thời đại.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm