Thị trường hàng hóa
Theo đó, một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn từ Hà Lan cũng bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, BE Semiconductor Industries N.V đã nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM với vốn đầu tư hơn 115 tỷ đồng trong giai đoạn đầu, để đầu tư thuê nhà xưởng, sản xuất.
Mới đây, Foxconn - nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới đã thành lập pháp nhân triển khai dự án quy mô hơn 383 triệu USD tại Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh. Đây là dự án sản xuất, lắp ráp, gia công bảng mạch in PCB (bo mạch in) với tổng công suất 2,79 triệu sản phẩm/năm, tổng diện tích thực hiện là 14,26 ha, tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng (tương đương 383,3 triệu USD).
Nhu cầu gia tăng về dòng vốn FDI được cho sẽ còn tiếp diễn khi Việt Nam vẫn là trung tâm trong quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất của các tập đoàn. Ngoài vị trí chiến lược là cửa ngõ giao thương của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam còn được xem là một lựa chọn trong chiến lược dịch chuyển dịch sản xuất và đa dạng hoá chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn sản xuất công nghệ cao.
Những dự báo về dòng vốn FDI tiếp tục rót vào Việt Nam trong tương lai được xem là động lực để bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển. Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Bình Dương hay Bắc Ninh, ngay cả bất động sản công nghiệp tại các thị trường cấp 2 như Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước cũng được ghi nhận sẽ tiếp tục duy trì đà tăng nhờ sự phát triển hạ tầng. Những động lực đó giúp các chuyên gia kỳ vọng giá cho thuê phân khúc này sẽ có cơ hội cải thiện hơn nữa.
Ngoài ra, việc Chính phủ tăng tốc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm cũng là điểm cộng cho bất động sản công nghiệp. Mặt khác, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp đang chứng kiến sự lớn mạnh ở cả miền Bắc và miền Nam.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm