Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 13/10/2022

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Đạo đức kinh doanh nâng tầm doanh nghiệp"

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, là các phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của doanh nhân Việt Nam, nâng tầm của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 19/5/2022, VCCI đã công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: (1) Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, (2) Tuân thủ pháp luật, (3) Minh bạch, công bằng, liêm chính, (4) Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển, (5) Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường, (6) Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Và tiêu chí về đạo đức doanh nhân, là điều kiện tiên quyết để bình chọn và tôn vinh doanh nhân tiêu biểu hàng năm.

Đạo đức kinh doanh nâng tầm doanh nghiệp

“Sáu quy tắc này là các phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của doanh nhân Việt Nam, nâng tầm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao hơn để theo kịp sự phát triển và trào lưu chung của thời đại và tạo nên đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm và đủ tầm”, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin tưởng nói.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao 6 quy tắc đạo đức doanh nhân do VCCI đưa ra.

Gần đây, có không ít những vụ lùm xùm với những vi phạm nghiêm trọng của một số doanh nhân và Nhà nước đã “ra tay” với những người tưởng chừng đã đạt chuẩn mực là sự báo động về đạo đức kinh doanh.

Suy nghĩ về đạo đức kinh doanh, bà Phạm Chi Lan nói tới yêu cầu cơ bản, hàng đầu đối với một doanh nhân, và cũng là quy tắc thứ nhất trong 6 quy tắc đạo đức doanh nhân, đó là “Tạo giá trị kinh tế cho xã hội” – đây cũng là lý do khởi sự và duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo đó, doanh nhân phải tư duy và hành động để tạo ra các giá trị kinh tế đích thực cho xã hội; phải làm ra sản phẩm tốt, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chính đáng của xã hội. Tuyệt đối không làm hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ gây hại cho người tiêu dùng và xã hội. Doanh nhân phải góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao phúc lợi xã hội, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Quy tắc 2- Tuân thủ pháp luật là phẩm chất cơ bản cần có trong ý thức và hành động của doanh nhân. Việc không tuân thủ pháp luật không chỉ ảnh hưởng xấu đến kỷ cương xã hội mà còn dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Tuân thủ pháp luật bao gồm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, không buôn lậu, làm hàng giả; không tham ô, hối lộ; không thực hiện các hành vi kinh doanh vi phạm các quy định pháp luật...

Về quy tắc 3- Minh bạch, công bằng, liêm chính: theo quy tắc này, doanh nhân cần quản trị doanh nghiệp một cách minh bạch; trung thực, chính trực trong hành vi, giữ chữ tín, thực hiện cam kết, không quảng cáo sai sự thật, không lừa dối khách hàng và các đối tác liên quan.

Tất thảy đều mong muốn tầng lớp doanh nhân lựa chọn con đường phát triển phồn vinh, thịnh vượng, liêm chính dựa trên nền tảng đạo đức doanh nhân và những chuẩn mực của văn hóa kinh doanh. Nhưng trên con đường này, để đạt được sự liêm chính cần sự liêm chính của các bên, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước, và của tất cả những người liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Và theo bà Phạm Chi Lan, muốn có liêm chính cho doanh nghiệp thì liêm chính trong bộ máy nhà nước phải được đề cao. Liêm chính phải bắt đầu từ những người công chức, tránh việc “đòi hỏi” để người kinh doanh phải “trả giá” cho quyền kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định thì Nhà nước cũng phải thực hiện đúng cam kết của mình, tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo lập một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh.

"Và để doanh nghiệp phát triển cần tạo khuôn khổ để doanh nghiệp có thể làm được tốt", bà Chi Lan nói thêm.

Đọc thêm

Xem thêm