Thị trường hàng hóa
Bloomberg nhận định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay, đánh bại mục tiêu 6 - 6,5% mà chính phủ đề ra. Theo số liệu thực tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nền kinh tế đã tăng trưởng 7,72% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó.
Con số này nhanh hơn so với ước tính trung bình về mức tăng 5,9% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg trước đó và là mức cao nhất kể từ quý đầu của năm 2013.
Trong 6 tháng tới, kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam được đánh giá tiếp tục ở mức cao vì mọi lĩnh vực đang phục hồi mạnh mẽ. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ là lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ…
Kết quả tăng trưởng quý II/2022 đã giúp nâng mức tăng trưởng trong nửa đầu năm lên 6,42% so với một năm trước, vượt qua dự báo của Tổng cục Thống kê về tốc độ 5,5%.
Theo Bloomberg đánh giá, nền tảng cho sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam chính là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 347.000 tỷ đồng và chính sách tiền tệ dễ dàng khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một trong số ít ngân hàng trên thế giới không rơi vào vòng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Điều đó đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam - quốc gia Đông Nam Á vốn đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do Trung Quốc phong tỏa chống dịch COVID-19, cũng như xung đột ở một số vùng trên thế giới…
Tuy nhiên, Bloomberg lưu ý Việt Nam trong vấn đề lạm phát. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng đã tăng trong năm nay chạm mức 3,37% vào tháng 6. Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát trung bình năm 2022 là 4%.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm