Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:23 07/11/2022

Bảng lương "khủng" của các tỷ phú Việt Nam

Bên cạnh khối tài sản khổng lồ, mức lương của các tỷ phú Việt Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Thị Phương Thảo… được công bố cũng khiến nhiều người bất ngờ.

Báo cáo tài chính bán niên không chỉ tiết lộ các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp mà cả thu nhập cho những người đứng đầu. Theo báo cáo hợp nhất quý III/2022, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) đang chi tổng lương, thù lao cho các thành viên HĐQT trong kỳ là 1,5 tỷ đồng; chi cho ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng là 3,5 tỷ đồng. 

Điều đó đồng nghĩa với việc tiền lương trung bình 1 tháng của 1 thành viên HĐQT là hơn 101 triệu đồng còn tiền lương trung bình 1 tháng của 1 thành viên Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng là hơn 120 triệu đồng. Trong khi đó, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa là Phó chủ tịch thường trực HĐQT, vừa là Tổng giám đốc Vietjet. Như vậy, ước tính bà Thảo có thể nhận lương, thù lao trung bình khoảng 221 triệu đồng/tháng. 

Tại Techcombank, báo cáo tài chính kiểm toán cho biết, ngân hàng này đã chi hơn 210 tỷ đồng trả thù lao cho nhân sự lãnh đạo. Trong đó, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank và các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhận về gần 19 tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ 

Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Tập đoàn Vingroup (VIC) cho thấy, doanh nghiệp này đã chi hơn 24 tỷ đồng thù lao cho các thành viên lãnh đạo, gồm Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc và các thành viên quản lý khác. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup và nhiều thành viên Hội đồng quản trị không nhận thù lao. 

Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), Chủ tịch Vingroup hiện có tài sản gần 5 tỷ USD. Trong nửa đầu năm 2021, tỷ phú giàu nhất Việt Nam cũng không nhận lương. Ngoài ông Vượng, bà Nguyễn Diệu Linh, Phó chủ tịch và ông Yoo Ji Han - người vừa trở thành thành viên HĐQT độc lập cũng nhận lương 0 đồng. Các cá nhân còn lại nhận thù lao từ mức 517 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. 

Đáng nói, tương tự Chủ tịch Vingroup, nhiều tỷ phú Việt, chủ tịch hội đồng quản trị của các tập đoàn lớn đều không nhận thù lao. Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 hợp nhất đã được soát xét, Masan Group chi gần 106 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên quản lý chủ chốt, nhưng các thành viên hội đồng quản trị của công ty, bao gồm ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group, không hưởng thù lao trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. 

Hiện HĐQT đang có 8 thành viên bao gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang; các thành viên HĐQT gồm bà Nguyễn Hoàng Yến; ông Nguyễn Thiều Nam; ông Nguyễn Đoan Hùng; ông David Tan Wei Ming; bà Nguyễn Thị Thu Hà; ông Ji Han Yoo và ông Woncheol Park. Trên thực tế, các thành viên HĐQT Masan Group không nhận thù lao diễn ra từ năm 2020, sau khi nhận sáp nhập chuỗi VinMart và VinMart+ (hiện là WinMart và WinMart+) vào cuối năm 2019 khiến kết quả kinh doanh đi xuống.

Tại CTCP Tập đoàn Hòa Phát, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Tập đoàn không nhận thù lao trong nửa đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước nhận 17,7 tỷ đồng. HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát gồm 7 thành viên, trong đó ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT. 

Năm ngoái, các thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát nhận tổng thù lao 117,8 tỷ đồng. Với tổng thù lao thành viên HĐQT hơn 117,8 tỷ đồng, nếu chia bình quân cho 7 thành viên HĐQT hiện tại thì tỷ phú Trần Đình Long và mỗi thành viên HĐQT sẽ nhận được mức thù lao 16,83 tỷ đồng/năm, tương ứng với khoản thù lao 1,4 tỷ đồng/tháng. 

Ảnh minh hoạ 

Một số lãnh đạo khác như ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT), bà Nguyễn Thị Thanh Phượng (Công ty Chứng khoán Bản Biệt) cũng từng nhận mức lương 0 đồng trong nhiều năm. Trên thực tế, thù lao chỉ là một phần trong tổng gói thu nhập mà các CEO có thể sẽ nhận được. 

Mặc dù khoản thù lao hàng năm có thể đạt hàng tỷ đồng, phần chi trả lương và thưởng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập của họ. Với vai trò vừa là quản lý và là những cổ đông lớn tại những tập đoàn này, phần cổ tức hàng năm, cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và các khoản phúc lợi khác của các tỷ phú Việt có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. 

Trên thế giới, việc các CEO, lãnh đạo các tập đoàn lớn không nhận thù lao hoặc nhận mức lương tượng trưng 1 USD không phải điều lạ. CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Tesla Elon Musk, co-founder Google - Larry Page và Sergey Brin, hay trước đó là nhà đồng sáng lập Apple - Steve Jobs là những tỷ phú góp mặt trong danh sách những cái tên đã nhận lương 1 USD.

Đọc thêm

Xem thêm