Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:22 20/09/2023

ASEAN nỗ lực tạo dựng không gian thông tin lành mạnh

Diễn đàn “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng” hướng đến nỗ lực chung của ASEAN về tạo dựng một không gian thông tin lành mạnh và đáng tin cậy cho người dân.

Ngày 19/9, Diễn đàn ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng đã diễn ra tại TP Đà Nẵng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN (AMRI) lần thứ 16 và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan với chủ đề “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng” do Bộ TT&TT Việt Nam đăng cai tổ chức.

Diễn đàn bao gồm đại diện các cơ quan quản lý về thông tin điện tử (TTĐT) của 8 nước ASEAN; đại diện cơ quan báo chí của các nước ASEAN; đại diện một số nền tảng xuyên biên giới (Google, Tiktok) và đại diện Ban thư ký ASEAN tham dự.

Quyết tâm của ASEAN trong việc giảm thiểu tác hại của tin giả

Phát biểu chào mừng và khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, đối với vấn đề tin sai sự thật và tin giả, ASEAN đã đưa ra nhiều tuyên bố và hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về tác hại của tin giả, tin sai sự thật, như tổ chức các chương trình, hội thảo chia sẻ chính sách quản lý, xử lý tin giả; các chiến dịch nâng cao hiểu biết số cho người dân để tăng cường hiểu biết và học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý TTĐT.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm: Diễn đàn hướng đến nỗ lực chung của ASEAN về tạo dựng một không gian thông tin lành mạnh và tin cậy cho người dân.

Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng AMRI lần thứ 14, các Bộ trưởng đã thông qua Khung và Tuyên bố chung về giảm thiểu tác hại của tin giả, mang lại một khuôn khổ tham chiếu chung cho các nước thành viên ASEAN để tăng cường hợp tác, chia sẻ các thông tin và đề xuất các giải pháp khả thi để giải quyết vấn nạn tràn lan tin tức giả mạo và tác động tiêu cực, vì lợi ích của người dân ASEAN.

Năm 2022, Hội nghị các quan chức cấp cao phụ trách về Thông tin ASEAN (SOMRI) lần thứ 19 chính thức thông qua sáng kiến của Việt Nam về việc thành lập Nhóm Đặc trách ASEAN về tin giả.

Tuy nhiên, các hoạt động trong giai đoạn này mới dừng lại ở việc chia sẻ chính sách và kinh nghiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) chứ chưa mở rộng cho các cơ quan báo, đài (tham gia với vai trò tăng cường thông tin chính thống, phát hiện, công bố và cải chính tin giả, v.v.) hay các cơ quan nghiên cứu/đơn vị truyền thông (tham gia với vai trò như các tổ chức nghiên cứu và kiểm chứng độc lập) hay các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.

Chính vì vậy, Diễn đàn nhằm tạo không gian trao đổi mở giữa các cơ quan QLNN, báo chí, nền tảng xuyên biên giới và các bên liên quan nhằm khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN trong việc giảm thiểu tác hại của tin giả, hướng đến nỗ lực chung của ASEAN về tạo dựng một không gian thông tin lành mạnh và đáng tin cậy cho người dân.

Diễn đàn gồm 2 phần: Phần 1 phản ánh nỗ lực của các nước ASEAN chung tay đấu tranh và xử lý tin giả, tin sai; Khuyến nghị các biện pháp cho tương lai; Kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và cơ quan báo chí truyền thông; Các chính sách thúc đẩy hiểu biết số và chính sách truyền thông từ một số quốc gia ASEAN cũng như chính sách của các nền tảng trong xử lý tin giả, tin sai và hướng dẫn an toàn khi tham gia trực tuyến.

Phần 2 của sự kiện đã thảo luận về các khuyến nghị, biện pháp hợp tác đối phó và xử lý tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, thúc đẩy hợp tác trong khu vực ASEAN, giữa chính phủ, địa phương các nước thành viên ASEAN và các nền tảng MXH.

Diễn đàn ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng

Chia sẻ tầm nhìn, chính sách và giải pháp xử lý tin giả trên không gian mạng

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT, khẳng định để chống tin giả hiệu quả, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp (DN) và toàn bộ người dân. Trong đó, hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan chính phủ từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức và các cơ quan truyền thông báo chí. Về phía DN, đó chính là các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là các MXH, ngành công nghiệp quảng cáo và truyền thông.

Việt Nam đã có nhiều hành động chống lại tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, như thiết lập và cập nhật, bổ sung khung pháp lý, chính sách; kiểm soát thông tin trực tuyến, phát hiện những tin sai, tin giả; hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan chính phủ và các nền tảng truyền thông xã hội; tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về các thông tin sai sự thật.

Việt Nam cũng đã áp dụng các biện pháp cứng rắn như xác minh người dùng truyền thông xã hội bằng số điện thoại; gỡ bỏ nội dung sai sự thật trong vòng 24 giờ thay vì 48 giờ như trước đây, hoặc gỡ bỏ ngay lập tức nếu đó là những thông tin giả, sai sự thật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Đồng thời, các tài khoản MXH, các trang, nhóm và kênh mạng xã hội thường xuyên đăng nội dung sai sự thật sẽ bị dừng hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Bộ TT&TT đã chính thức ra mắt Trung tâm xử lý tin giả tại địa chỉ tingia.gov.vn và đầu số tiếp nhận, phản ánh tin giả 18008108. Với sứ mệnh trở thành trung tâm xử lý tin giả, và lan tỏa sự thật, trang tingia.gov.vn có 4 chuyên mục chính gồm: Tiếp nhận tin phản ánh; Công bố tin giả; Thống kê tin giả; Tin tức.

Ông Lê Quang Tự Do: Việt Nam đã có nhiều hành động chống lại tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng

Chia sẻ về các kinh nghiệm của mình, đại diện đến từ Thái Lan cho biết Bộ Kinh tế số và Xã hội số Thái Lan, cũng đã thiết lập Trung tâm chống tin tức giả mạo (AFNC) để ngăn chặn, trấn áp và giải quyết vấn đề lan truyền tin giả. AFNC sẽ có nhiệm vụ giám sát, cân nhắc và sửa thông tin. Người dân sẽ thông báo những tin tức đáng ngờ cho các cán bộ thông qua các kênh chính thức như kênh truyền hình, trang web, đường dây chính thức, qua Facebook, Twitter.

Tại Malaysia, tuyến phòng thủ hiệu quả đầu tiên chống lại việc lưu hành tin giả là thông qua quan hệ đối tác công tư, trong đó các cơ quan chính phủ làm việc cùng với các cơ quan, DN và cộng đồng để ngăn chặn mối đe dọa của tin tức giả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Biện pháp xử lý hành chính đối với tin giả và các nội dung sai sự thật sẽ là sẽ có sự phối hợp của các Bộ, cơ quan Chính phủ có liên quan để xác minh nội dung; với nhà cung cấp nền tảng để loại bỏ nội dung giả mạo; thành lập Đội đặc nhiệm về tin giả với Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số.

Giải pháp chống tin giả của Myanmar cũng yêu cầu các công ty công nghệ đảm bảo an toàn nội dung cho người dùng. Myanmar sẽ tiếp tục cung cấp tin tức chính xác, giáo dục công chúng và cam kết tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN trong việc chống tin giả, kêu gọi sự hợp tác trong các nước ASEAN.

Đại diện cơ quan báo chí Việt Nam tham dự Diễn đàn, ông Trần Ngọc Long đến từ báo VietnamPlus, chia sẻ về những giải pháp hiệu quả, sáng tạo của các cơ quan thông tấn, báo chí trong cuộc chiến chống tin giả, tin sai trên không gian mạng.

Ông Trần Ngọc Long cho biết, trong năm 2016 và những năm trước đó, không nhiều người trong lĩnh vực truyền thông và người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là tin giả. Nhưng vấn nạn tin giả ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Một khảo sát của BuzzFeed cho thấy tin giả thu hút 8,7 triệu lượt tương tác trong 3 tháng cuối chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, trong khi tin tức từ các nguồn nổi tiếng như New York Times, Washington Post và CNN chỉ có 7,3 triệu lượt chia sẻ và bình luận.

Tham gia vào cuộc chiến chống tin giả, VietnamPlus hợp tác chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ TT&TT và một số bộ ngành khác ở Việt Nam. “Khi chúng tôi nhận được bất kỳ tin đồn và bằng chứng giả mạo nào do các bộ này cung cấp, các phóng viên của chúng tôi sẽ kiểm tra các nguồn tin tức và phổ biến thông tin chính xác để cảnh báo độc giả và khán giả”, ông Trần Ngọc Long nói.

Ngoài ra, VietnamPlus cũng kết hợp độc giả, đặc biệt là công chúng thế hệ Z, để phát hiện tin tức sai sự thật trên MXH. Bất kỳ người dùng TikTok hoặc Facebook nào cũng có thể gắn thẻ @Factcheckvn hoặc Vietnamplus nếu họ nghĩ có bất kỳ tin tức đáng ngờ nào trên nền tảng MXH, để phóng viên của VietnamPlus có thể phát hiện tin giả và đăng tải thông tin chính xác dưới hình thức phỏng vấn chuyên gia hoặc cơ quan chức năng liên quan.

VietnamPlus được giao quản lý dự án Factcheckvn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) từ năm 2020. “Thật ngạc nhiên với kênh TikTok Factcheckvn, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lượt xem rất cao từ Bangladesh và Nigeria. TikTok Factcheckvn là cửa ngõ tiếp cận thế hệ Z của TTXVN. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 268,4 nghìn người theo dõi và 1,5 triệu lượt thích. Dự án của chúng tôi nhận được phản hồi tốt từ nhiều độc giả và khán giả”, ông Trần Ngọc Long chia sẻ.

Các giải pháp phòng chống tin giả sẽ từng bước một đưa ASEAN hướng tới sự hiểu biết chung và phản ứng phối hợp đối với vấn đề tin tức giả và thông tin sai lệch trong khu vực

Bế mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đã nhấn mạnh những điểm thiết yếu cần được các bên liên quan trong ASEAN ưu tiên, gồm: (1) giáo dục cộng đồng; (2) các kênh chính thức; (3) tiến bộ công nghệ; (4) tăng cường hợp tác,; (5) thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất.

Đọc thêm

Xem thêm