Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 25/07/2022

Nông nghiệp Việt Nam trước thách thức biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng. Vì vậy, các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo... trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là những vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành nông nghiệp nước ta.

Nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây ra các tác động tiêu cực trên diện rộng đến các vấn đề nông nghiệp ở khu vực ASEAN, bao gồm duy trì chất lượng đất trồng (92%), kiểm soát bệnh thực vật (88%), duy trì hiệu quả năng suất cây trồng (88%) và quản lý sâu bệnh, dịch hại ( 85%). Trả lời câu hỏi về những trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực tại quốc gia của họ sẽ phải đối mặt trong 5 năm tới, hơn một nửa (51%) cho rằng quản lý tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất hiện nay, cao hơn đáng kể so với tất cả các thách thức khác. Đó là một số kết quả nổi bật được công bố trong Sách trắng Nghiên cứu với tiêu đề "Khảo sát đối với các nhà hoạch định chính sách: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền nông nghiệp ASEAN" của CropLife Việt Nam mới được phát hành vừa qua.

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm…

Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác.

Hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt.
Hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt.

Thực tế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ, mà đã hiện hữu ở Việt Nam và tác động rất lớn tới nông nghiệp nước ta. Trong mùa khô năm 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ mức xâm nhập mặn của năm 2016 - vốn được xem là "mùa mặn" lớn nhất trong lịch sử. Xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 đã khiến 5 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau phải ban bố khẩn cấp về tình trạng hạn mặn; gần 340.000 ha lúa, 136.000 ha cây ăn quả của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng...

Tình trạng xâm nhập mặn cũng đã "tiến" ra miền Trung và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm tại huyện Hậu Lộc có khoảng 2.000-2.500 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Nga Sơn cũng có tới trên 4.000 ha (chiếm 57%) đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp, biến đổi khí hậu làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ Xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… Dự báo đến năm 2100, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm...

Việt Nam ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu

Khi được hỏi về các giải pháp để giải quyết các thách thức nêu trên, hơn 4/5 (86%) các nhà hoạch định chính sách của CropLife Châu Á cho rằng việc cung cấp kiến thức và tập huấn để nông dân tiếp nhận và sử dụng các giải pháp công nghệ nông nghiệp cũng như đổi mới khoa học trong lĩnh vực này sẽ là "rất quan trọng" để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực. Họ cũng chung nhận định rằng giải pháp này còn quan trọng hơn những thay đổi về chính sách hoặc các biện pháp tài chính như cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của nước ta giai đoạn 2021-2030 chỉ rõ: "đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại…; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với biến dổi khí hậu từng vùng, miền; Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh.

Để đối phó với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp nước ta cũng đã và đang tích cực áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng như những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp.

Những biện pháp đã được triển khai như: chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu, bao gồm: xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5 giảm" sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào; thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi; cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản; đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng; xây dựng các hệ thống chống ngập, nước biển dâng tại các thành phố lớn…

Đặc biệt, để hạn chế ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, một số mô hình thích ứng đã và đang được một số địa phương áp dụng, đem lại hiệu quả, như: mô hình tôm/cá - lúa, mô hình "1 phải 6 giảm" đối với sản xuất lúa, mô hình trồng cây trồng cạn ít sử dụng nước…

Mặc dù đã có nhiều giải pháp được xây dựng nhằm giúp lĩnh vực nông nghiệp có thể ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường, tuy vậy, để các giải pháp này thật sự phát huy tác động cần diện sâu hơn về đối tượng cũng như xu hướng của biến đổi khí hậu. Về lâu dài, khi mà biến đội khí hậu sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt, cần bố trí lại hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro. Tiếp tục nghiên cứu các quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại…

CropLife Châu Á là Hiệp hội phi lợi nhuận và là tổ chức tầm khu vực của CropLife Quốc tế - đại diện cho tiếng nói của ngành khoa học thực vật. CropLife vận động cho một nền thực phẩm an toàn, bền vững và hướng đến tầm nhìn phát triển ứng dụng đổi mới khoa học trong nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Hiệp hội Croplife Châu Á hỗ trợ hoạt động của 15 hiệp hội trong toàn châu lục và được dẫn dắt bởi 7 tập đoàn thành viên hàng đầu trong phát triển thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống và/hoặc nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học.

 

Đọc thêm

Xem thêm