Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:20 14/10/2022

Nhìn nhận từ cuộc đua tăng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương đầu năm đến nay

Năm 2022 là năm chứng kiến các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1980 và mọi chuyện chưa dừng ở đó. Điều này cho thấy quyết tâm chống lạm phát của các nước dù nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại.

Chấp nhận rủi ro để chống lạm phát 

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lạm phát toàn cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008 và lạm phát lên tới 9,2%. Tại gần 90% các nền kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển, lạm phát thực tế đều đã cao hơn mục tiêu. 

Trong đó, tính đến tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tại nước Anh tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; CPI tại Mỹ tăng 9,1%, Eurozone tăng 8,6%, Áo tăng 8,5%, Italy tăng 8,0%.

Sau khi đã hành động chậm chạp và để lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng trung ương dẫn đầu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã sẵn sàng hành động quyết liệt trong cuộc chiến chống lại đà leo thang giá cả. Các thống kê cho thấy, khoảng 90 quốc gia đã nâng lãi suất trong năm 2022, với khoảng một nửa đã thực hiện ít nhất một đợt tăng lãi suất ở mức 0,75 điểm %. 

Ảnh minh hoạ 

Ngày 21/9, Fed mạnh tay điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, dao động trong biên độ từ 3-3,25%. Tương tự, ngày 23-9, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, nâng lãi suất cơ bản lên mức 2,25%. 

Canada nâng lãi suất lên mức 3,25%, mức cao nhất trong vòng 14 năm. Úc cũng tăng 50 điểm cơ bản lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, 2,35%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã nâng lãi suất huy động lên 0,75% và lãi suất tái cấp vốn lên 1,25%, mức cao nhất kể từ năm 2011. 

Động thái tăng lãi suất của Fed và các Ngân hàng Trung ương lớn khiến giới phân tích cảnh báo rằng lãi suất tăng của những đồng tiền như USD và Euro có thể khiến các điều kiện tài chính trên toàn cầu thắt chặt tới mức dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các hoạch định chính sách khẳng định chống lại sự leo thang của giá cả là nhiệm vụ chính của họ ở thời điểm này.  

Cùng với đó, họ cũng sẵn sàng chấp nhận việc thắt chặt sẽ gây ra những rủi ro gồm suy giảm đầu tư, tuyển dụng nhân sự và tiêu dùng trong nền kinh tế. Nhưng ngay cả khi đã chấp nhận cái giá phải trả là sự suy giảm kinh tế, các quốc gia chưa chắc đã có thể giải thành công bài toán lạm phát, vốn chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng và chuỗi cung ứng - yếu tố vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của các Ngân hàng Trung ương.  

Nguy cơ kinh tế giảm tốc 

Theo dữ liệu từ Bank of America, trong tháng 9, kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu rơi xuống gần mức thấp nhất mọi thời đại. Một lý do cho sự lo lắng này là chính sách tiền tệ hoạt động với độ trễ. Nó làm suy yếu thị trường tài chính trước tiên, sau đó đến nền kinh tế và cuối cùng là lạm phát. Vì vậy, việc tăng lãi suất lặp đi lặp lại trở nên nguy hiểm.

Ảnh minh hoạ 

Theo nhà kinh tế trưởng Ethan Harris của Bank of America, các quốc gia cần có thời gian để hạ nhiệt lạm phát. Chi phí đi vay ở nhiều nền kinh tế, bao gồm cả Mỹ, đang chuyển từ kích thích sang hạn chế. Đồng USD tăng mạnh đang làm tổn thương các thị trường đang phát triển có các khoản nợ lớn bằng USD, khiến người dân và doanh nghiệp các nước khác chật vật.

Maurice Obsfeld, cựu Kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đang bị đẩy theo cùng một hướng và điều đó làm tăng nguy cơ suy thoái. Tương tự, cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh đưa ra nhận định, thị trường thế giới đang có tất cả những yếu tố tạo nên một cuộc suy thoái toàn cầu.   

Kỷ nguyên của can thiệp ngoại hối   

“Cuộc đua” lãi suất tăng tốc đánh dấu một cuộc điều chỉnh lớn sắp diễn ra trên thế giới. Cụ thể, các nền kinh tế buộc phải thích nghi với việc lãi suất ở Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 15 năm - sự kiện khiến Fed phải mạnh tay cắt giảm lãi suất về 0 và tung ra chương trình nới lỏng định lượng (QE) khổng lồ. 

Hiện Fed đã phát tín hiệu không chỉ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, mà còn sẽ duy trì sự thắt chặt đó trong vài năm. Đối với nhiều quốc gia, điều này đồng nghĩa với một cú sốc tài chính mới, và một cuộc định giá lại trên diện rộng đối với trái phiếu, cổ phiếu và các tài sản tài chính khác. 

Ảnh minh hoạ 

Dù Fed tăng lãi suất, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn quyết định duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Ngay sau đó đồng yên mất giá mạnh so với USD, vượt ngưỡng 145 yên đổi một USD, mức thấp nhất trong vòng 24 năm qua.  

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định có cuộc can thiệp đầu tiên vào thị trường ngoại hối sau 23 năm. Một số nhà phân tích cho rằng những động thái tương tự có thể sắp xuất hiện.  

Theo chuyên gia kinh tế trưởng Joe Brusuelas của RSM, can thiệp vào thị trường ngoại hối thường mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các biện pháp khác. Tuy nhiên, việc can thiệp dự trữ ngoại hối cung cấp một số phạm vi cho các quốc gia để khai thác điều này như một phương tiện hỗ trợ tiền tệ và kiềm chế lạm phát nhập khẩu. Toàn cầu có thể đang bước vào kỷ nguyên của sự can thiệp vào thị trường ngoại hối. 

Sonal Varma, Chuyên gia kinh tế trưởng về Ấn Độ và Châu Á - Nhật Bản tại Nomura Holdings, cho biết, việc tăng lãi suất không phải lúc nào cũng có tác dụng trong việc bảo vệ tiền tệ. Điển hình như các nền kinh tế châu Á cũng đang sử dụng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ đồng tiền của họ thay vì dốc toàn lực trong việc tăng lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã nhìn xa hơn ngoài các công cụ dự trữ ngoại hối và tăng lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ.

Đọc thêm

Xem thêm