Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:15 19/07/2022

Thị trường suy thoái đe dọa lương hưu của hàng triệu người Mỹ

Các quỹ hưu trí công của Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đe dọa kế hoạch nghỉ hưu của hàng triệu nhân viên chính quyền địa phương và tiểu bang Mỹ.

Khủng hoảng các quỹ hưu trí 

Các kế hoạch hưu trí vẫn bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn quỹ khi thị trường rơi vào lạm phát kỷ lục kéo dài sau 11 năm xảy ra cuộc Đại suy thoái. Sự lao dốc của thị trường đầu tư có lợi nhuận cao và sự vỡ nợ đã khiến các nhà quản lý quỹ phải đặt cược rủi ro với hy vọng mọi thứ được trụ lại.

Hiện tại, đợt bán tháo cổ phiếu gần đây đã khiến các quỹ phải vật lộn để theo kịp các nghĩa vụ hưu trí trong tương lai.

Gần 13 tỷ USD trái phiếu nghĩa vụ lương hưu đã được bán vào năm 2021, nhiều hơn so với số tiền 5 năm qua gộp lại. Ảnh: Internet.
Gần 13 tỷ USD trái phiếu nghĩa vụ lương hưu đã được bán vào năm 2021, nhiều hơn so với số tiền 5 năm qua gộp lại. Ảnh: Internet.

Theo phân tích của Milliman, một công ty tư vấn và tính toán,100 quỹ hưu trí công lớn nhất ở Mỹ đã được tài trợ chỉ 78,6% trên tổng nghĩa vụ hưu trí của họ vào cuối quý thứ hai, giảm từ 85,5% vào cuối năm 2021. Các quỹ đã mất số tiền khổng lồ 220 tỷ USD chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 4 khi Nga xâm lược thị trường Ukraine.

Các quỹ lương hưu công đang vay những khoản tiền ngày càng tăng để đáp ứng các nghĩa vụ chi trả của họ. Gần 13 tỷ USD trái phiếu nghĩa vụ lương hưu đã được bán vào năm 2021, nhiều hơn so với số tiền 5 năm qua gộp lại. 

Hệ thống Hưu trí Công chức California (CalPERS), quản lý quỹ hưu trí công lớn nhất ở Mỹ, với tài sản quản lý lên tới khoảng 440 tỷ USD, đã bắt đầu tận dụng một số khoản nợ của mình để đầu tư sinh lời trong tháng này.

Hệ thống Hưu trí Giáo viên của Texas, quỹ hưu trí công lớn thứ năm của đất nước, cũng đã sử dụng các quỹ đòn bẩy kể từ năm 2019.

Đòn bẩy có thể giúp nhân lên mức tăng mức lợi nhuận khi thị trường tăng giá, nhưng nó cũng có thể làm tăng thua lỗ trong thời kỳ thị trường giảm giá.

Mặc dù phần lớn lương hưu vẫn không sử dụng vốn vay, nhưng việc sử dụng vốn vay đã có sự gia tăng mạnh trong 4 năm qua. Trước năm 2018, không có quỹ hưu trí nào lớn nhất sử dụng đòn bẩy tài chính.

Chấp nhận rủi ro 

Đồng thời, các quỹ bắt đầu sử dụng các tài sản rủi ro hơn trong thời kỳ tăng giá và môi trường lãi suất thấp để bù đắp cho một số khoản mất khả năng thanh toán.

Thay vì tăng phí hoặc chi phí để bù đắp cho việc thiếu kinh phí, các nhà quản lý hưu trí đã chọn tăng tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu hàng năm của họ và tham gia vào các chiến lược đầu tư mạo hiểm hơn để đáp ứng điều đó. Một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Boston cho thấy, ở nhiều bang, nếu quỹ cuối cùng bị phá sản vì chiến lược đó, thì trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu thanh toán lương hưu sẽ đổ lên vai người nộp thuế.

Các nhà phân tích cho rằng các quỹ hưu trí hiện đang hoạt động giống các quỹ đầu cơ hơn và đang đi trên nền tảng rủi ro.

Theo báo cáo của Reuters, một số quỹ, như Quỹ Cứu trợ và Hưu trí lính cứu hỏa Houston đã bắt đầu đầu tư vào tiền điện tử. Sự thiếu minh bạch trong đầu tư tiền điện tử khiến việc đánh giá số tiền bị mất trong vụ tai nạn tiền điện tử xảy ra vào mùa xuân vừa qua là rất khó. Các quỹ sẽ không báo cáo lợi nhuận quý hai cho đến cuối mùa hè.

Khi lãi suất tăng và sự ổn định của thị trường giảm, những khoản lương hưu đó có thể gặp nhiều rắc rối hơn.

Trong số khoảng 4 nghìn tỷ USD tài sản được quản lý bởi các quỹ hưu trí công ở Mỹ, hơn 2/3 được phân bổ cho các khoản đầu tư rủi ro như cổ phiếu và các phương tiện đầu tư thay thế, bao gồm cổ phần tư nhân, bất động sản và quỹ đầu cơ. Điều đó có nghĩa là khả năng đáp ứng các cam kết của hệ thống hưu trí phụ thuộc vào sự biến động của thị trường chứng khoán.

Merrill Matthews, một học giả tại Viện Đổi mới Chính sách theo khuynh hướng bảo thủ, viết: “Nó giống như một con bạc đang thua nhưng vẫn tiếp tục đặt cược với hy vọng sẽ kiếm được một phần đề bù vào sự thua lỗ, điều đó có nghĩa lý gì khi thị trường đã trượt dốc trong suốt sáu tháng qua?”

Một số nhà nghiên cứu nói rằng cuộc khủng hoảng có vẻ còn lớn hơn. Louise Sheiner, giám đốc chính sách tại Trung tâm Tài chính và Tiền tệ The Hutchins cho hay: “Khoảng cách về kinh phí cho các kế hoạch lương hưu thường là một con số lớn và đáng sợ. Đối với việc thực hiện những kế hoạch đầu tư mạo hiểm, các quỹ hưu trí rất có khả năng sẽ cạn kiện tài sản của họ trong vòng hai thập kỷ tới.”

Đọc thêm

Xem thêm