Thị trường hàng hóa
Theo đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiềm năng trung bình có thể giảm 2,2% mỗi năm cho đến năm 2030.
Lý do được đưa ra là hậu quả từ đại dịch Covid-19, xung đột ở Ukraine và những rủi ro đang diễn ra đối với tài chính ở Mỹ và EU.
Tất cả những yếu tố này được cho là đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, ngân hàng dự kiến mức tăng trưởng trong năm nay chỉ là 1,7%.
Nhà kinh tế trưởng Indermit Gill của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nền kinh tế toàn cầu có thể đang bị mất đi một thập kỷ. Sự suy giảm liên tục trong tốc độ tăng trưởng tiềm năng có tác động nghiêm trọng đến khả năng của thế giới trong việc giải quyết hàng loạt thách thức ngày càng lớn của thời đại chúng ta.
Đó là tình trạng nghèo đói dai dẳng, thu nhập chênh lệch và biến đổi khí hậu.
Các nhà phân tích của WB đã cảnh báo mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn, với tốc độ tăng trưởng tiềm năng sẽ giảm mạnh hơn nếu một cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái tài chính toàn cầu xảy ra.
Giám đốc nhóm dự báo của WB Ayhan Kose cho biết: “Sự chậm lại mà chúng tôi đang mô tả... có thể nghiêm trọng hơn nhiều nếu một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác nổ ra, đặc biệt nếu cuộc khủng hoảng đó đi kèm với suy thoái toàn cầu.”
Tổ chức có trụ sở tại Washington trên dự đoán mức đầu tư thấp cũng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển.
Mức tăng trưởng GDP trung bình của các nền kinh tế này có thể giảm từ mức 5% trong giai đoạn 2011-2021 và 6% trong giai đoạn 2000-2010 xuống 4% trong những năm còn lại của thập niên 2020.
Báo cáo lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng đầu tư trong giai đoạn 2022-2024 sẽ bằng một nửa so với tốc độ đã thấy trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều.
WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính và giảm nợ, đồng thời cho rằng mức tăng trưởng tiềm năng khi đó có thể đạt tới 2,9%.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm