Thị trường hàng hóa
“Vô ích và không khôn ngoan”
Việc các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới cắt giảm sản lượng vào thời điểm chi phí năng lượng tăng cao là “vô ích và không khôn ngoan” đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo trong bối cảnh áp lực căng thẳng từ lạm phát cao ngất trời.
Trước cuộc họp do Quỹ Tiền tệ Quốc tế tổ chức tại Washington trong tuần này, bà Janet Yellen cho biết động thái của Tập đoàn sản xuất dầu do Saudi Arabia dẫn đầu là Opec+ cùng với Nga có nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế thế giới.
Chính quyền Biden đã phản ứng mạnh với quyết định cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến, lên tới 2 triệu thùng/ngày vào tuần trước, và mô tả đây là một động thái địa chính trị. Trong khi đó, bà Yellen nói rằng quyết định này sẽ có nguy cơ làm tổn thương các nước đang phát triển hơn hết.
“Quyết định của Opec là vô ích và không khôn ngoan. Không chắc nó sẽ có tác động gì, nhưng chắc chắn, đối với tôi nó là không phù hợp, trong những hoàn cảnh mà chúng tôi phải đối mặt. Chúng tôi rất lo lắng về các nước đang phát triển và những vấn đề mà họ phải đối mặt”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.
Cảnh báo của bà được đưa ra trước sự sụt giảm mạnh đối với tăng trưởng toàn cầu được dự kiến bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tuần này. Với sự tham gia của hơn 190 quốc gia trên toàn cầu, quỹ sẽ tổ chức cuộc họp thường niên trong bối cảnh hợp tác rời rạc giữa các quốc gia trước cú sốc lạm phát trầm trọng hơn do cuộc xung đột của Nga ở Ukraine. Các cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung vào tác động của việc tăng lãi suất trên toàn thế giới, và tác động của cuộc gây hấn của Nga ở Ukraine.
Yellen nói: “Chúng tôi sẽ trao đổi quan điểm về việc liệu các quốc gia có đang giải quyết những vấn đề này hay không và cố gắng xem xét liệu phản ứng tập thể của các nước có tạo ra điều gì hợp lý và tốt nhất chúng tôi có thể làm, trong môi trường khó khăn đó hay không”.
IMF dự kiến trong tuần này sẽ hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế trưởng của nhóm tại ngân hàng UniCredit ở London, cho biết: “Cả quyết định của Opec+ và phản ứng của Hoa Kỳ đều là những lời cảnh tỉnh quan trọng đối với người châu Âu chúng tôi”.
“Cú sốc nguồn cung lớn đang làm xói mòn thu nhập thực tế với tốc độ đáng sợ và nó hiện đang được bổ sung bởi cú sốc toàn cầu, được minh họa bằng việc các chỉ số niềm tin giảm mạnh. Không có gì ngạc nhiên khi IMF đã chỉ ra rằng họ sẽ điều chỉnh lại một lần nữa dự báo về tăng trưởng toàn cầu, như hầu hết các nhà dự báo khác đã làm trong những tuần gần đây”, ông Erik Nielsen nói thêm.
Vật lộn với chi phí tăng cao
Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Kwasi Kwarteng, sẽ bay đến các cuộc họp thường niên của IMF vào cuối tuần này vào một thời điểm tế nhị đối với nền kinh tế Anh, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị sốc do lạm phát cao và bất ổn thị trường gây ra bởi ngân sách bị thu hẹp của nước này. Việc cắt giảm thuế sâu rộng, chủ yếu mang lại lợi ích cho những người giàu có, và sự thiếu đánh giá độc lập của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách đã khiến các nhà đầu tư lo sợ, khiến đồng bảng Anh trượt giá và chi phí đi vay của Chính phủ tăng vọt.
Kể từ đó, Kwarteng đã đại diện Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách OBR đưa ra các dự báo độc lập về tình hình tài chính của Vương quốc Anh được cho là sẽ lỗ hơn 60 tỷ bảng Anh do cắt giảm thuế và triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các dự báo sẽ được công bố cùng với một báo cáo tài chính dự kiến sẽ được đưa ra trong tháng này.
Theo một cuộc khảo sát từ NatWest, số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh sụt giảm trên hầu hết các khu vực của Vương quốc Anh do các công ty phải vật lộn với chi phí tăng cao.
Bên cho vay cho biết chỉ có một số khoản tăng trưởng trên khắp Vương quốc Anh trong tháng 9, theo báo cáo thường kỳ hàng tháng về hoạt động của khu vực tư nhân trong khu vực. Nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ giảm ở hầu hết các khu vực trong bối cảnh “đám mây” không chắc chắn ngày càng bao phủ triển vọng tích cực, điều này khiến việc thuê nhân công bị ảnh hưởng.
Hoạt động kinh doanh đã giảm ở tất cả mọi nơi ngoại trừ 3 trong số 12 khu vực và vùng lãnh thổ được giám sát bởi Vương quốc Anh vào tháng trước. Tốc độ thu hẹp nhanh nhất được thấy là ở Bắc Ireland và phía tây nam, trong khi London là khu vực hoạt động tốt nhất, mặc dù tăng trưởng chậm ở mức thấp nhất trong 20 tháng, xếp ngay trước Yorkshire và Humber. Hoạt động kinh doanh tại vùng Đông Nam Bộ của Anh không thay đổi trong tháng 9, sau khi giảm mạnh vào tháng 8.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng lo ngại về tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với các hộ gia đình và rộng hơn là nền kinh tế. Ông chủ cũ của chuỗi siêu thị Sainsbury, Justin King, người hiện đang ngồi trong hội đồng quản trị của nhà bán lẻ đa quốc gia Marks & Spencer, cho biết tình huống khẩn cấp này là tồi tệ nhất kể từ những năm 1970.
Trả lời câu hỏi về quyết định của chuỗi siêu thị Asda cung cấp bữa ăn giá rẻ cho những người trên 60 tuổi, ông nói với Sky News: “Các siêu thị luôn coi trọng việc giúp đỡ khách hàng của họ, trong trường hợp cân bằng được thu chi”.
“Thách thức không lớn như thế này kể từ những năm 1970, đây có lẽ là lần thách thức khó nhằn cuối cùng đối với các hộ gia đình”, ông nói thêm.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm