Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:52 19/12/2024

Năm 2024, kinh tế xã hội của Hải Phòng đạt những con số ấn tượng

Trước nhiều diễn biến khó khăn chung, năm 2024, tình hình kinh tế xã hội Hải Phòng vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, có 16/19 chỉ tiêu đạt hoặc vượt mục tiêu; nổi bật là tốc độ GRDP ước đạt 10,55%, là năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng ở mức hai con số và thu hút FDI đạt 3,35 tỷ USD.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tại Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố vừa diễn ra, ước thực hiện cả năm 2024, thành phố có 16/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND thành phố giao.

Cụ thể, tốc độ tăng GRDP của Hải Phòng năm 2024 ước đạt 10,55%, là năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng ở mức hai con số, thể hiện sự phát triển bền vững của thành phố và vai trò động lực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh chung của cả nước. Khu vực công nghiệp của thành phố hồi phục tích cực với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,25 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 25,48 tỷ USD tương ứng tăng 9,5% và tăng 4,6% so với năm 2023. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 109.387,6 tỷ đồng, tương đương 111,8% dự toán Trung ương giao và 102,5% dự toán HĐND thành phố giao. Vốn đầu tư toàn xã hội tại Hải Phòng tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Ước năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 9,4% so vói cùng kỳ năm 2023. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư FDI năm 2024 ước đạt 3,35 tỷ USD, tăng 92,52% so với năm trước. Các chỉ tiêu xã hội của Hải Phòng đều đạt kế hoạch đề ra, trong đó nổi bật là chỉ tiêu về số lao động được giải quyết việc làm vượt 7,08% so với kế hoạch năm và không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trên địa bàn thành phố. Các chỉ tiêu môi trường đều đạt mục tiêu kế hoạch để ra.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng báo cáo về tình hình kinh tế xã hội thành phố.

 

Hải Phòng đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các Khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Tràng Duệ 3, Giang Biên II, Vinh Quang; hoàn thành quy hoạch Khu công nghiệp Thủy Nguyên, Trung Lập, Cầu Cựu, Nhật Bản - Hải Phòng, Ngũ Phúc, Tân Trào, Sân bay Tiên Lãng; hoàn thiện các thủ tục thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An; thành lập 04 cụm công nghiệp tại Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương và tiếp tục triển khai các thủ tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật 10 cụm công nghiệp.

Về hạ tầng giao thông, Hải Phòng đang đẩy nhanh tiến độ thi công các bến số 3, 4, 5, 6, 7, 8 của Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; tiếp tục kêu gọi đầu tư các bến còn lại của cảng này; đồng thời tích cực nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng các bến khởi động Cảng biển khu vực Nam Đồ Sơn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo tiến độ nghiên cứu đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối hành lang kinh tế Việt - Trung. Trong năm 2024, thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình triển khai các dự án liên kết vùng quan trọng; phối hợp với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nạm triển khai Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách số 2, Dự án mở rộng sân đỗ máy bay (giai đoạn) và Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hàng hóa Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.

Về phát triển hạ tầng nông thôn gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới, tính đến 15/10/2024, toàn thành phố có 89 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 7/8 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Thành phố cũng tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Theo lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, tuy tốc độ tăng trưởng GRDP của địa phương vẫn duy trì được ở mức hai con số và đạt mức cao so với bình quân cả nước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế của vẫn chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp nặng và logistics, khiến chất lượng tăng trưởng chưa thực sự ổn định và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, và quản lý công; môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại một số rào cản như thủ tục hành chính phức tạp; tiếp tục đối mặt với tình trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ; công tác xử lý rác thải, nước thải và quản lý tài nguyên còn nhiều bất cập, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các khu vực đô thị đông đúc; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các vụ việc vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra tại một số khu vực.

Một góc đô thị TP. Hải Phòng.

 

Năm 2025, thành phố lấy chủ đề là “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội và chuyển đổi số”. Từ đó, thành phố phấn đấu đạt mục tiêu tổng quát là cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - cộng nghệ biển của cả nước, trung tâm nghề cá, dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc; phấu đấu đưa Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Thành phố cung sẽ hoàn thành việc di chuyển Trung tâm hành chính sang phía Bắc Sông Cấm; xây dựng chính quyền đô thị với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) tăng khoảng 10,47% so với năm 2024; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 14%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 44,3%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 68%; GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 8.983 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 116.563,6 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 215.000 tỷ đồng; sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 212 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD; thu hút khách du lịch đạt trên 10 triệu lượt khách; thu hút 2,65 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2022-2025) là 0%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở đô thị đạt 100%; nông thôn: thu gom, xử lý đạt 98%, xử lý hợp vệ sinh đạt 91,9%; nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật 40,77%.

Thành phố cũng đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để các cấp, các ngành triển khai thực hiện, trong đó: Mở rộng không gian kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tập trung hiện đại hóa đô thị, phát triển hạ tầng nông thôn gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao công tác tổ chức, theo dõi, thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, liên kết vùng; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm