Thị trường hàng hóa
Mô hình tập trung (Centralized) được quản lý bởi một bên thứ 3, có thể là công ty hoặc tổ chức chủ sàn.
Mọi tài sản tiền điện tử của bạn khi nạp vào tài khoản trên các sàn giao dịch tập trung đều được quản lý và kiểm soát bởi công ty hay tổ chức đó.
Một ưu điểm nổi bật của sàn giao dịch tập trung đó chính là tính thân thiện, quen thuộc với người dùng.
Tuy nhiên, bảo mật lại là điểm yếu của các sàn giao dịch tập trung.
Gần như mỗi tháng sẽ có một vụ hack mà ở đó, tin tặc lợi dụng lỗ hổng của các sàn giao dịch tập trung để ăn cắp hàng triệu đô tiền điện tử.
Hầu hết chúng ta thường cho rằng sự biến động lớn về giá chính là rủi ro của việc đầu tư vào tiền điện tử.
Trước đây, hầu hết các giao dịch tiền điện tử vẫn thường được diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung như Binance hoặc Bittrex.
Xu hướng này đã và đang dần thay đổi khi đặc biệt ngày càng có nhiều hơn những vụ tấn công trên các sàn giao dịch tập trung.
Trong mô hình tập trung, các giao dịch mua và bán không được công khai bởi tất cả mọi người nên việc xác minh trở nên khó khăn hơn đối với người dùng.
Không cần sự cho phép nhưng sàn giao dịch tập trung vẫn hoàn toàn có khả năng thao túng hay sử dụng tài sản của người dùng.
Điều đáng kinh ngạc hơn là họ có khả năng tạo các giao dịch giả mạo để làm giả tài sản ảo, điều chỉnh xu hướng giao dịch để chuộc lợi về mình.
Hệ thống tập trung, dù đã trang bị những giải pháp tối ưu nhưng vẫn không thể tránh tỷ lệ bị tấn công bởi các hacker.
Khi đó, tài sản của bạn có thể bị mất trắng.
Các sàn giao dịch (trừ một số sàn của Nhật hay Hàn Quốc) gần như không đưa ra những cam kết về việc bồi thường tài sản bị mất cho những người tham gia.
Điển hình như vụ việc sàn giao dịch Coincheck bị sập, số coin XEM trong tài khoản của các nhà đầu tư hoàn toàn mất sạch nhưng không được bồi thường khi chủ sàn không có chính sách bồi thường nào.
Đây là mô hình phi tập trung trái ngược với Centralized và dùng mạng đồng cấp.
Lúc này những người đã tham gia vào mô hình này sẽ có sự công bằng, quyền lợi như nhau để đảm bảo sự minh bạch.
Thứ nhất, các giao dịch trên sàn phi tập trung được xử lý rẻ hơn và nhanh chóng hơn bởi chúng loại bỏ được việc xác thực thông qua bên trung gian, điều này làm giảm thời gian đáng kể những khoản chi phí phát sinh.
Sàn phi tập trung ngăn chặn những kẻ xấu muốn chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, giao dịch trên sàn phi tập trung có lợi thế là khó bị tấn công bởi kẻ xấu, quá trình giao dịch không có sự can thiệp của bất cứ một tổ chức nào.
Thứ ba, sàn giao dịch phi tập trung có lợi thế cực lớn đó là sự tích hợp liền mạch với các vị cứng bảo mật thông qua đó giúp giao dịch được bảo đảm an toàn hơn rất nhiều.
Thứ tư, người dùng chính là sự kiểm soát hoàn toàn quỹ tiền của mình thông qua mạng lưới được các sàn giao dịch phi tập trung thiết lập.
Qua đó, giúp nguồn vốn của bạn được kiểm soát mọi lúc và hiệu quả hơn.
Nhìn rộng hơn, ở bối cảnh xã hội, Decentralization phù hợp không chỉ với nền kinh tế số mà còn là thế hệ số, những người gắn liền đời sống với công nghệ và luôn khao khát tự do, tự chủ, không bị can thiệp và xâm phạm riêng tư.
Việc tập trung chính là rào cản của sự phát triển, chúng ta cần sự phi tập trung để phá vỡ rào cản đó.
Lấy ví dụ điển hình, so với tính phi tập trung, thì ở mạng tập trung, đặc biệt trong giao dịch, bạn cần phải thực hiện xác minh danh tính KYC cũng như các thủ tục liên quan để đủ điều kiện tham gia được vào mạng lưới.
Chính vì điều đó, mô hình phi tập trung sẽ phát triển trong các lĩnh vực như: học tập online, làm việc từ xa, văn phòng/sự kiện/du lịch ảo,thanh toán xuyên biên giới, đầu tư xuyên biên giới và Metaverse.
Tài chính phi tập trung (gọi tắt là DeFi) đề cập đến một hệ sinh thái các ứng dụng tài chính được xây dựng trên các mạng blockchain.
Xu hướng này tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở với các ứng dụng không cần sự cho phép và hoàn toàn minh bạch, cho phép tất cả mọi người tự do sử dụng mà không cần bất kỳ sự kiểm soát của cơ quan nào.
Người dùng sẽ duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P) và ứng dụng phi tập trung (dapps).
Lợi ích cốt lõi của DeFi là sự tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tài chính, đặc biệt là đối với những người bị tách biệt khỏi hệ thống tài chính hiện tại.
Tiềm năng khác của DeFi còn là các khuôn khổ và module mà nó được xây dựng.
Nói cách khác, các ứng dụng DeFi có thể tương tác trên các blockchain công khai có khả năng tạo ra các thị trường tài chính, sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới.
Trong DeFi lúc này không còn tồn tại vai trò của Chính phủ và các tổ chức tài chính nữa.
Lúc này blockchain sẽ thay thế điều đó.
Các sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ được thay thế bằng các đồng coin, token và được giao dịch, sử dụng trên thị trường tài chính phi tập trung.
Và sự xuất hiện của “smart contract” giúp duy trì “luật chơi” được tạo ra trong thị trường DeFi mà không cần sự kiểm soát của bên thứ ba như ngân hàng hay chính phủ.
Giống như thị trường tài chính truyền thống, khi tham gia vào mô hình DeFi khách hàng sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ.
Trong đó phải kể tới 3 nhóm loại hình dịch phổ biến nhất. Bao gồm vay và cho vay, sàn giao dịch phi tập trung, dịch vụ ngân hàng tài sản kỹ thuật số.
Các giao thức cho vay cũng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất và là một phần quan trọng của hệ sinh thái DeFi.
Hệ thống vay và cho vay mở, phi tập trung có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống tín dụng truyền thống.
Chúng giúp giải quyết các giao dịch ngay tức thì, cho phép thế chấp tài sản kỹ thuật số, không cần kiểm tra tín dụng và khả năng tiêu chuẩn hóa trong tương lai.
Chúng giúp giải quyết các giao dịch ngay tức thì, cho phép thế chấp tài sản kỹ thuật số, không cần kiểm tra tín dụng và khả năng tiêu chuẩn hóa trong tương lai.
Những giao thức vay và cho vay hoạt động cực kỳ tấp nập trên hệ sinh thái tài chính phi tập trung.
Vì các dịch vụ cho vay này được xây dựng trên các blockchain công khai, chúng giảm thiểu yêu cầu tín dụng cần thiết, thay vào đó chúng được đảm bảo bởi các phương pháp xác minh mật mã.
Thị trường cho vay trên blockchain làm giảm rủi ro đối tác, làm cho việc vay và cho vay rẻ hơn, nhanh hơn và luôn có sẵn cho nhiều người.
Như định nghĩa và tên gọi, về cơ bản, DeFi là các ứng dụng tài chính, dịch vụ ngân hàng và tiền tệ.
Điều này bao gồm cả việc phát hành stablecoin, thế chấp và bảo hiểm. (nguồn: Coin Quora)
Khi ngành công nghiệp blockchain đang ngày một phát triển, ngày càng có nhiều sự đầu tư vào việc tạo ra các stablecoin.
Stablecoin là một loại tiền mã hóa, thường được gắn với một tài sản trong thế giới thực, nhưng có thể được chuyển giao kỹ thuật số một cách tương đối dễ dàng.
Vì giá tiền mã hóa có thể biến động nhanh vào các thời điểm khác nhau, các stablecoin phi tập trung có thể được sử dụng hàng ngày như tiền mặt kỹ thuật số, dù không được cơ quan trung ương phát hành và giám sát.
Khó có thể đánh giá loại ứng dụng này, vì trong lĩnh vực tài chính, đây vốn là khía cạnh có nhiều sự đổi mới nhất của DeFi.
Các sàn giao dịch phi tập trung DEX là một phần quan trọng trong mô hình DeFi.
Có thể cho rằng, một ứng dụng quan trọng nhất của DeFi là các sàn giao dịch dịch phi tập trung (DEX).
Các nền tảng này cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần một trung gian đáng tin cậy ( sàn giao dịch) để giữ tiền thay cho họ.
Các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các ví của người dùng với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh.
Vì chúng ít yêu cầu bảo trì hơn, các sàn giao dịch phi tập trung thường có phí giao dịch thấp hơn các sàn giao dịch tập trung.
Công nghệ blockchain cũng có thể được sử dụng để phát hành và cho phép sở hữu một loạt các loại công cụ tài chính thông thường.
Các ứng dụng này sẽ hoạt động theo cách phi tập trung, giảm tải những bên giám sát và loại bỏ các lỗi đơn lẻ.
DeFi có nguồn lực đổ vào tăng dần theo thời gian.
Trong vòng một năm, tổng lượng vốn hóa thị trường của DeFi tăng trưởng gấp 12 lần và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Trong tương lai, DeFi sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng khá nhiều đến mô hình tài chính tập trung tại nhiều quốc gia.
Nhiều nhà đầu tư đang dần chán sự tập quyền của hệ thống tài chính truyền thống.
Họ muốn sự tự do, thỏa mái và không bị kiểm soát, đặc biệt là những người không có cơ hội tiếp cận với tài chính ngân hàng.
Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang DeFi để tự mình quản lý tài chính cá nhân mà không cần phụ thuộc vào bên thứ ba hay tổ chức tập trung nào khác.
Nhưng để DeFi thay thế hoàn toàn cho CeFi là điều khó có thể xảy ra do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan.
Tuy nhiên, DeFi chắc chắn sẽ tự tạo cho mình một sân chơi song song với CeFi, đồng thời tập trung vào các vấn đề mà mô hình CeFi chưa giải quyết được.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm