Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:52 29/08/2022

3 biến động vĩ mô thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam

Trong báo cáo triển vọng ngành cuối năm 2022, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nhận định về tác động của những biến động vĩ mô thế giới đến kinh tế Việt Nam. Cụ thể, 3 biến động có thể ảnh hưởng đến Việt Nam gồm giá hàng hóa, cuộc đua lãi suất và rủi ro suy thoái toàn cầu.

Giá hàng hóa thế giới tác động tới lạm phát trong nước 

Theo VDSC, đà giảm của giá dầu hiện nay chủ yếu do lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế, tuy nhiên, vấn đề gián đoạn nguồn cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiều khả năng giá dầu sẽ tăng trở lại và neo ở mức cao trên 100 USD/thùng. 

Ảnh minh hoạ 

Ngoài ra, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc có xu hướng chậm lại, nên dù vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng có thể giảm bớt nhưng nhu cầu hồi phục vẫn sẽ thúc đẩy đà tăng giá hàng hóa. Chuyên gia VDSC phân tích, giá mặt hàng phi năng lượng đã giảm khá nhiều so với đầu năm, nhu cầu đối với hàng hóa cũng suy giảm trong bối cảnh quan ngại về suy thoái kinh tế. 

Tuy nhiên, các rủi ro về nguồn cung vẫn chưa hoàn toàn biến mất, đồng thời, giá năng lượng duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và vận chuyển các hàng hóa còn lại. Các chuyên gia cho rằng, giá hàng hóa thế giới vẫn sẽ neo ở mức cao trong nửa cuối năm 2022 và 2023. Đồng thời, áp lực từ việc gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu vẫn là rủi ro lớn nhất với triển vọng lạm phát Việt Nam. 

Cuộc đua tăng lãi suất của các NHTW trên thế giới 

Biến động vĩ mô thứ hai, VDSC nhận định cuộc đua tăng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới sẽ tạo áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước. Hiện tại, lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ những năm 1980. Trong khi đó, chỉ số DXY (công cụ đo lường giá trị của đồng USD so với một rổ tiền tệ) đang ở mức cao nhất kể từ năm 2002.

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) dù đã tăng lãi suất rất mạnh từ đầu năm đến nay nhưng lãi suất điều hành của Fed chỉ mới dừng lại ở mức tương đương vùng lãi suất của năm 2019. Trong khi đó, diễn biến chỉ số đồng USD cơ bản đã phản ánh kỳ vọng tăng lãi suất của Fed từ nay đến cuối năm và sự lệch pha trong tốc độ thắt chặt tiền tệ giữa các NHTW trên thế giới. 

Chuyên gia VDSC cho biết, Fed có thể cân nhắc rủi ro suy thoái kinh tế trong lộ trình lãi suất sắp tới, tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn rất phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát tại Mỹ. Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển trong năm 2023 ở giữa lằn ranh giới của tăng trưởng và suy giảm. 

Dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn các nền kinh tế phát triển còn lại. Theo Ngân hàng Goldman Sachs, rủi ro nền kinh tế Mỹ, Châu Âu và Anh rơi vào suy thoái năm 2023 lần lượt là 30%, 40% và 45%, nhưng mức độ suy giảm trong tăng trưởng kinh tế sẽ không nghiêm trọng.

Ảnh minh hoạ 

Sức mạnh của đồng USD sẽ duy trì đồng nghĩa với việc chỉ số DXY vẫn neo ở mức cao. Ngoài ra, theo khảo sát, người tiêu dùng Mỹ kỳ vọng lạm phát sẽ tăng với tốc độ 6,2% trong năm tới và 3,2% trong ba năm tới. VDSC dự báo, lạm phát kỳ vọng 1 năm tới vẫn còn rất cao, lộ trình tăng lãi suất của Fed có thể chậm lại nhưng cũng không hẳn sẽ chấm dứt trong năm 2023. 

Các chuyên gia tại đây nhận thấy những yếu tố gây sức ép lên tỷ giá USD/VND trong những tháng đầu năm gồm diễn biến tăng cao của đồng USD, các chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed đã phần nào hạ nhiệt. Tuy nhiên, bộ đệm dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang suy giảm và triển vọng cán cân thanh toán đã không còn tích cực như trước. 

Dự báo sức bền của các yếu tố đệm này sẽ bị thử thách trong những tháng cuối năm, kỳ tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 9/2022 sẽ là phép thử quan trọng. Trong kịch bản cơ sở, VDSC kỳ vọng đà mất giá của tiền đồng sẽ chững lại trong thời gian còn lại của năm 2022 nhưng áp lực có thể trở lại trong đầu năm 2023. 

Suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Theo báo cáo triển vọng ngành cuối năm 2022 của VDSC, bức tranh xuất khẩu nửa cuối năm kém thuận lợi hơn nửa đầu năm dù vẫn duy trì được tăng trưởng hai chữ số. Chuyên gia VDSC lưu ý rằng khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 khiến cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam suy giảm mạnh, tương tự, đầu năm 2020 cũng ghi nhận sự suy giảm trong tăng trưởng thương mại dù mức độ yếu hơn.

Ảnh minh hoạ 

Giải ngân vốn FDI phục hồi là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu của khối FDI, tuy nhiên, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước sẽ khá bấp bênh khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu. VDSC kỳ vọng trong năm 2023 mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính sẽ nhẹ hơn thời kỳ 2008 và 2020. 

Đồng thời, khối FDI vẫn có thể đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu chung. Do đó, xuất khẩu trong năm 2023 có thể tăng trưởng dương nhưng ở sẽ ở mức thấp.

 

Đọc thêm

Xem thêm