Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:00 23/11/2022

Chỉ có một quốc gia duy nhất từng lãi khi đăng cai World Cup

Theo nghiên cứu của Đại học Lausanne, trong số 14 kỳ World Cup diễn ra gần đây, chỉ có kỳ World Cup năm 2018 tại Nga có lãi. Nhiều người dân tại các quốc gia đăng cai đang nghi ngờ về lợi ích của việc chính phủ chi hàng tỷ đô la cho các sự kiện thể thao lớn.

Qatar đã chi khoảng 300 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi thắng thầu đăng cai World Cup vào năm 2010. Đổi lại, nước này chỉ kỳ vọng giải đấu sẽ giúp họ thu về 17 tỷ USD. Hàng tỷ USD đã được chi để xây dựng các tuyến tàu điện ngầm, sân bay, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ 1,5 triệu du khách dự kiến sẽ tới Qatar thưởng thức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Các nhà tổ chức nhấn mạnh rằng tất cả các công trình sẽ được sử dụng ngay cả khi World Cup kết thúc. Tuy nhiên, các sự kiện thể thao lớn luôn được coi như một khoản đầu tư, và hầu hết các nước đăng cai sự kiện đều thua lỗ.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, từ năm 1964-2018, 31 trong số 36 sự kiện thể thao lớn World Cup và Olympic đã gây ra những tổn thất nặng nề. Trong số 14 kỳ World Cup được phân tích, chỉ có duy nhất một kỳ có lãi. World Cup 2018 tại Nga đã lãi 235 triệu USD nhờ một thỏa thuận khổng lồ về bản quyền phát sóng. Tuy nhiên, giải đấu chỉ thu được 4,6% lợi tức đầu tư. 

Sân vận động Zenit tại Saint Petersburg được xây dựng để phục vụ World Cup 2018 tại Nga (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hầu như tất cả các chi phí tổ chức đều do nước chủ nhà chi trả, trong khi FIFA, cơ quan quản lý môn thể thao bóng đá, chỉ đài thọ các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, FIFA lại nhận được phần lớn doanh thu từ việc bán vé, tài trợ và bản quyền phát sóng. Chẳng hạn, World Cup gần đây nhất đã mang lại cho FIFA 5,4 tỷ USD, một phần trong số đó được chuyển cho các đội tuyển quốc gia.

Những dữ liệu mà Lausanne tổng hợp chỉ bao gồm các khoản liên quan đến địa điểm như chi phí xây dựng sân vận động và hậu cần như chi phí nhân sự. Nó bỏ qua các dự án gián tiếp, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng tàu điện hay khách sạn. Nghiên cứu này bỏ qua giá trị của các dự án gián tiếp, như chi phí xây dựng tàu điện ngầm và khách sạn mới.

Một số dự án cơ sở hạ tầng có thể giúp các nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn trong dài hạn. Tuy nhiên, sau World Cup hay Olympic, nhiều sân vận động tốn kém không được sử dụng thường xuyên và các sự kiện được tổ chức sau đó cũng hiếm khi thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực xung quanh.

Người dân tại các thành phố chủ nhà cũng bắt đầu đặt câu hỏi về lợi ích của việc chính phủ chi hàng tỷ đô la cho các sự kiện thể thao lớn. Kết quả là, không có nhiều quốc gia sẵn sàng đăng cai các giải đấu. 7 thành phố đã tham gia đấu thầu đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2016, nhưng đến 2024 chỉ còn lại 2 nhà thầu.

Những con số khổng lồ mới xuất hiện trong thế giới thể thao chưa lâu. World Cup năm 1966, gồm 16 đội, với chi phí 200.000 USD cho mỗi cầu thủ. Năm 2018, con số đó đã tăng vọt lên 7 triệu USD. 

Chi phí tổ chức World Cup tăng cao một phần do việc xây dựng thêm nhiều sân vận động phục vụ giải đấu. Riêng tại Qatar, 7 trong số 8 sân bóng đã được xây mới hoàn toàn. Trong khi đó, vào năm 1966, Anh không xây thêm bất cứ sân vận động mới nào.

Sân vận động Al Janoub được Qatar xây dựng phục vụ World Cup 2022 (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Tuy nhiên, ngoài vấn đề kinh tế, Qatar không tiếc tay khi chi tiền cho World Cup năm nay còn là để tăng uy tín của đất nước và quảng bá du lịch. Giorgio Cafiero - Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro Gulf State Analytics, nhận định: “Việc đăng cai World Cup sẽ giúp củng cố hình ảnh của Qatar. Sự kiện sẽ thể hiện Qatar là một nước có tư duy tiến bộ, hướng ngoại và cam kết gắn kết người với người”.

Bloomberg cho rằng, các quốc gia vùng Vịnh sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Ả Rập Xê Út đang đàm phán với Ai Cập và Hy Lạp, trong một nỗ lực nhằm thành lập liên minh đấu thầu để đăng cai World Cup 2030. Ả Rập Xê Út và Qatar cũng đang quan tâm đến việc trở thành nước chủ nhà của Olympic với kỳ vọng đây là cơ hội để phát triển kinh tế và xã hội.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm