Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:58 16/11/2022

5 trận đấu hay nhất lịch sử World Cup

Lịch sử World Cup ghi nhận hơn 900 trận đấu đã diễn ra. Trong đó, có những trận cầu đỉnh cao mãi khắc sâu trong tâm trí người hâm mộ.

Đức – Brazil (World Cup 2014)

Trước trận bán kết World Cup 2014 giữa ĐT Đức và ĐT Brazil, những người mơ mộng nhất cũng không dám nghĩ đến tỉ số 7-1 nghiêng về ‘Cỗ xe tăng’. Neymar cùng các đồng đội bước vào trận đấu với quyết tâm cao nhất và cả sự kỳ vọng tiến tới trận chung kết của người dân Brazil. Thế nhưng, đối thủ của họ lại là ĐT Đức cực kỳ gai góc và cũng chính là nhà vô địch của kỳ World Cup năm đó.

Thất bại đậm nhất của Brazil tại World Cup

Thomas Muller là người ‘mở tài khoản’ cho ĐT Đức ở ngay phút 11. Không dừng lại ở đó, ‘Cỗ xe tăng’ ghi thêm 4 bàn chỉ trong 6 phút vào lưới Julio Cesar. Màn thảm họa của Brazil tiếp diễn với 2 bàn thua trong hiệp hai. Sau cùng, Oscar là người vớt vát danh dự cho Selecao ở phút 90.

Uruguay – Ghana (World Cup 2010)

Hành trình của Ghana tại World Cup 2010 thực sự kỳ diệu cho đến khi ‘Ngôi sao đen’ chạm trán Uruguay tại tứ kết. Hai đội đã cống hiến một trận cầu cực kỳ kịch tính và phải nhờ đến loạt đá luân lưu để phân định thắng thua.

Suarez chấp nhận bị thẻ đỏ để Uruguay không thủng lưới

Sau 90 phút thi đấu chính thức, tỉ số là một đều và hai đội bước vào hiệp phụ. Từ quả đá phạt, Ghana có cơ hội mười mươi để ghi bàn. Tuy nhiên, bằng sự ma mãnh, Luis Suarez đã dùng tay cản trái bóng ngay trên vạch vôi và chấp nhận bị đuổi khỏi sân. Các cổ động viên Ghana đổ lỗi, hận thù Suarez cũng đúng. Nhưng họ cũng nên tự trách đội tuyển của mình khi trên chấm phạt đền, Asamoah Gyan đã sút bay tấm vé vào vòng 4 đội mạnh nhất. Bước vào loạt đá luân lưu định mệnh với tâm lý đè nặng, Ghana đã nhường tấm vé đi tiếp cho Uruguay.

Italia – Tây Đức (World Cup 1970)

Giới chuyên môn bình chọn đây là ‘trận đấu của thế kỷ’. Hai gã khổng lồ của bóng đá châu Âu đã tạo ra một màn đối đầu kinh điển. Cả Italia và Đức thay phiên nhau vượt lên trong trận bán kết trên sân Azteca, trước khi ‘Thiên thanh’ giành chiến thắng chung cuộc với tỉ số 4-3.

Trận đấu của thế kỷ 20

Điểm nhấn của trận đấu là việc ‘hoàng đế’ Franz Beckenbauer bất chấp chấn thương nặng để tiếp tục thi đấu. Bên cạnh đó, sự phóng khoáng của hàng công hai đội đã mang đến 5 bàn thắng chỉ trong vỏn vẹn 13 phút của hiệp phụ. Bàn thắng quyết định của trận đấu được ghi do công của Gianni Rivera.

Anh – Tây Đức (World Cup 1966)

World Cup 1966 là giải đấu đáng nhớ vì nhiều lý do. Từ chuyện chiếc cúp vàng bị đánh cắp và được một chú chó tìm thấy. Và cả việc World Cup lần đầu phát sóng tới các châu lục khác. Nhưng trên hết, đỉnh cao của ngày hội bóng đá thế giới năm đó phải là trận chung kết giữa Anh và Tây Đức.

Geoff Hurst là người hùng của 'Tam sư' ở World Cup 1966

Sau 90 phút, hai đội cầm hòa nhau với tỉ số hai đều. Ở hiệp phụ đầu tiên, cú sút của Geoff Hurst đưa bóng dội xà bật xuống. Không lưỡng lự, vị trọng tài khẳng định đó là pha lập công cho tuyển Anh. Hurst sau đó hoàn tất cú đúp, đưa tuyển Anh lên ngôi vô địch với tỉ số 4-2. Đây cũng là chức vô địch World Cup duy nhất của ‘Tam sư’ cho tới thời điểm hiện tại.

Argentina – Anh (World Cup 1986)

Làn ranh yêu-ghét Maradona chính thức được phân định kể từ trận đấu này. Chỉ trong một trận đấu, huyền thoại bóng đá người Argentina đã tạo ra hai khoảnh khắc không thể nào quên trong lịch sử World Cup.

'Thánh' Maradona dễ dàng vượt qua hàng hậu vệ của ĐT Anh

Đầu tiên là pha ghi bàn bằng tay mà giới mộ điệu vẫn hay gọi là ‘bàn tay của Chúa’. Trong một pha nhảy lên tranh chấp, Maradona dùng tay để đưa bóng qua đầu thủ môn Peter Shilton và không bị trọng tài phát hiện. Ở pha làm bàn đầu tiên, Maradona đã sử dụng sự tinh quái vốn có của mình. Trong khi với pha lập công quyết định, không ai có thể phủ nhận sự thiên tài của cựu cầu thủ Napoli. Nhận bóng ở giữa sân, Maradona rê bóng qua 6 cầu thủ tuyển Anh, gồm cả thủ môn, trước khi đưa bóng vào lưới trống.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm