Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:30 27/02/2023

Xuất khẩu thủy sản gặp khó đầu năm 2023

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2023, xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Các đơn hàng sụt giảm trong quý I/2023

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc 11 tỷ USD, là “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.

Tiếp đà đó, năm 2023, ngành thủy sản đã đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,74 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy bước sang năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023 vẫn còn nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ leo thang chiến tranh ở Ukraine và sự xuất hiện của một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản ở các thị trường lớn. Bối cảnh đó cũng có thể coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng cung cấp sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU…

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc 11 tỷ USD, là “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam

Những lợi thế về thị trường trong quý IV/2022 và quý I/2023 sẽ không còn vì lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới, xuất khẩu trong quý I/2023 sẽ bị sụt giảm. Hiện nay các đơn hàng gần như bị sụt giảm rất mạnh, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng cho quý I/2023.

Theo VASEP, tháng 1/2023, xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp đà giảm sâu.

Cụ thể, tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá tra giảm 50%; tôm giảm 46%; cá ngừ giảm 32%; riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%...

Trong đó: Xuất khẩu tôm các loại được hơn 169 triệu USD (giảm 46% so với cùng kỳ năm trước); xuất khẩu cá tra đạt 107 triệu USD (giảm 50%); xuất khẩu cá ngừ đạt gần 60 triệu USD (giảm 32%). Một số loại thủy sản chủ lực khác vẫn tăng về giá trị xuất khẩu, đó là: Kim ngạch các loại cá khác đạt 169 triệu USD (tăng 6%); xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt gần 66 triệu USD (tăng 4%)…

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 1/2023, ASEAN là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam sau Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU, đạt 49,5 triệu USD, giảm 29,8% so với tháng 12/2022 và giảm 14,57% so với tháng 1/2022.

Doanh nghiệp thủy sản cần sẵn sàng nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu khi thị trường hồi phục

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, vẫn có nhiều cơ hội cho ngành thủy sản. Nhìn chung, đối với các thị trường tiêu thụ, thủy sản vẫn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhu cầu sẽ không thể sụt giảm quá mạnh. Sẽ có điều chỉnh về nhu cầu theo phân khúc sản phẩm. Theo đó, lợi thế sẽ nghiêng nhiều hơn về các ngành hàng có giá vừa phải, vì phù hợp với tầng lớp người tiêu dùng thu nhập thấp hoặc trung bình – vốn là nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi lạm phát.

Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng lớn về sự hồi phục nhu cầu không chỉ ở thị trường này, mà cả các thị trường khác trên thế giới, khi du lịch và giao thương được thông suốt. Sự hồi phục mà thị trường này mang lại cũng sẽ có kết quả rõ ràng ít nhất là từ quý II/2023. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể lạc quan vào những thị trường được đánh giá có nền kinh tế tăng trưởng trong năm nay như khu vực châu Á, Trung Đông…

Trước bối cảnh dự báo ngành thủy sản sẽ gặp khó khăn trong năm 2023, quan trọng là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của từng ngành hàng về nguồn cung và yếu tố thị trường tiêu thụ thông qua việc nắm bắt thông tin thị trường và dự báo. Bên cạnh đó, điều kiện cho môi trường kinh doanh cũng đang dần được cải thiện theo hướng hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu nhiều hơn./.

Đọc thêm

Xem thêm