Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 17/03/2023

Xuất khẩu rau quả lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực xuất khẩu giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 2/2023 đạt 323,8 triệu USD, tăng 53,1% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 564,95 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực xuất khẩu giảm mạnh. Trong đó, trị giá xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc tăng trưởng tốt là yếu tố chính thúc đẩy ngành hàng rau tăng trưởng khả quan.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Trung Quốc đạt 320,5 triệu USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 56,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả. Việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Zero Covid” đã giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lấy lại đà tăng trưởng.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường khác cũng tăng trưởng đáng kể như Hàn Quốc đạt 27 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là Nhật Bản đạt 23,3 triệu USD, tăng 17%; Hà Lan đạt 19,8 triệu USD, tăng 69,9%... Để duy trì tốc độ tăng trưởng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả cần chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu.

Thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, với các mặt hàng, các thị trường mới mở ra thông qua những Nghị định thư, cũng như 15 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết sẽ tạo ra động lực lớn cho xuất khẩu rau quả dự báo xuất khẩu mặt hàng này sẽ bùng nổ và đạt 4 tỷ USD trong năm 2023, tăng 20% so với năm 2022.

Để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong năm 2023, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định của từng quốc gia; mở rộng cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho nhiều mặt hàng...

Hiện ngành hàng rau quả cũng đang tận dụng ngày một tốt hơn lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…, nên cơ hội xuất khẩu rau quả sang các thị trường lớn như châu Âu, Vương quốc Anh, Australia, New Zealand… đang rộng mở. Vấn đề quan trọng hiện nay đối với ngành hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng thị trường.

Đọc thêm

Xem thêm