Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 21/12/2023

Xuất khẩu cá tra Việt Nam cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD

Tính đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,6 tỷ USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính cả năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt khoảng 1,8 tỷ USD.

Sức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở nhiều nước đang sụt giảm là khó khăn lớn nhất đối với ngành cá tra hiện nay.

Ước cả năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% so với cùng kỳ năm 2022); sản lượng cá tra ước khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương với cùng kỳ năm 2022). Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD.

 

Các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm nay có xu hướng giảm như Trung Quốc giảm gần 22%, Mỹ giảm hơn 53%, EU giảm hơn 17%. Riêng thị trường Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây lại là những thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, mặc dù giảm sâu so với năm 2022 tuy nhiên tính đến thời điểm này so với các năm trước đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023 vẫn tăng 26% so năm 2021 và tương đương với năm 2020; so với giai đoạn trước dịch năm 2019 chỉ giảm 4%. Điểm khác biệt của năm 2023 chính là chưa thấy dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi ở thời điểm quý III, IV là thời điểm mua hàng mạnh của năm.

Nhu cầu yếu tại các thị trường là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2023 cộng thêm xu hướng giá xuất khẩu giảm liên tục đã khiến cho không chỉ tổng sản lượng mà cả kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 11 tháng qua đã liên tục sụt giảm. Các nhà nhập khẩu cá tra ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, CPTTP... có xu hướng giảm lượng tồn kho thông qua việc giảm nhập khẩu để tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn trước.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2024 ngành cá tra đặt mục tiêu diện tích thả nuôi phát sinh trong năm đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Cục Thủy sản dự báo sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so với năm 2023. Lạm phát toàn cầu có khả năng được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng có khả năng sẽ hồi phục từ quý II/2024.

Sản lượng thu hoạch trong 2 quý đầu năm 2024 dự báo không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, với đà phục hồi như hiện nay, sản lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong quý I, II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.

Trước tình hình đó, ngành thủy sản cần sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, các quy định, rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu ngày càng khắt khe, các điều kiện nuôi không còn thuận lợi như trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như giải quyết những khó khăn nội tại về chất lượng giống, thức ăn và thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản.

Đọc thêm

Xem thêm