Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:18 05/08/2023

Vượt mức 610 USD/tấn, xuất khẩu gạo đột phá tại nhiều thị trường

Ước tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu gạo tăng trưởng ấn tượng 

Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo sáng 4/8/2023, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 4,24 triệu tấn gạo với trị giá 2,26 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022 (số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan). Giá xuất khẩu bình quân đạt 533 USD/tấn, tăng 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022.

Theo ước tính của liên Bộ, ước tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tại thị trường truyền thống, thị trường có FTA thế hệ mới. Cụ thể, khu vực thị trường châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng năm 2023, đạt gần 3,3 triệu tấn, chiếm 77,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp đến là khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam nhưng vẫn đạt 84,5 nghìn tấn, tăng trưởng tốt hơn 28% so với cùng kỳ năm 2022. Khu vực thị trường châu Phi ghi nhận sự tăng trưởng, xuất khẩu gạo đạt hơn 631 nghìn tấn, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Một số thị trường truyền thống tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, Philippines - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - chiếm gần 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 (tương đương xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn) tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Đứng thứ 2 là Trung Quốc chiếm trên 16% trong tổng lượng xuất khẩu (tương đương 677,4 nghìn tấn) tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2022. Indonesia đứng thứ 3, chiếm 11,6% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước (tương đương 492,8 nghìn tấn) tăng 15 lần về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022).

Cơ cấu chủng loại tiếp tục đi đúng định hướng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2030 đã đặt ra với mục tiêu gia tăng giá trị cho hạt gạo. Chủng loại gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 55,5% tổng lượng xuất khẩu (tương đương khoảng 2,35 triệu tấn); tiếp đến chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 24,2% tổng lượng xuất khẩu (khoảng 1 triệu tấn); chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8,5% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 358,5 nghìn tấn); gạo tấm chiếm 7,6% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 324,1 nghìn tấn).

Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo diễn ra sáng 4/8/2023 tại Thành phố Cần Thơ

Giá gạo xuất khẩu vượt 610 USD/tấn

Đặc biệt, ông Trần Duy Đông cho biết, quý I/2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến đổi phức tạp, nhu cầu dự trữ lương thực của các nước tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức cao, dao động khoảng 450 USD/tấn, có thời điểm vượt qua giá gạo Thái Lan cùng chủng loại.

Bước sang quý II, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiếp tục tăng trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế; giá gạo Thái Lan tăng do đồng Baht tăng giá trở lại, giá gạo tiếp tục theo đà tăng của giá gạo thế giới.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 535 USD/tấn vào tháng 5/2023.

Thị trường tiếp tục tăng khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati (phi basmati) là yếu tố dẫn đến giá gạo xuất khẩu các nước tăng mạnh, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 25 USD/tấn so với thời điểm lệnh cấm được ban hành.

Tính đến ngày 1/8/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước, thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 35 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine Việt Nam ghi nhận ở mức 690 USD/tấn, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước.

Ngay sau thông báo cấm xuất khẩu gạo phi basmati của Ấn Độ, giá gạo Thái Lan có xu hướng tăng khoảng 5 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định trong tuần đầu tiên kể từ thời điểm Ấn Độ ra thông báo Lệnh cấm.

Do có độ trễ nên so với gạo Thái Lan, mức tăng giá của gạo Việt Nam diễn ra chậm, so với ngày 20/7/2023, hiện giá gạo Thái Lan tăng gần 60 USD/tấn trong khi giá gạo Việt Nam mới tăng có 25 USD/tấn. Sang đến ngày 1/8/2023, thị trường biến động gia tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên mức 590 USD/tấn đối với chủng loại 5% và tiến gần hơn với giá gạo của Thái Lan (625 USD/tấn); đối với đơn hàng giao tháng 8/2023 giá gạo vượt mức 610 USD/tấn với gạo 5%.

Tại thị trường trong nước, ngày 20/6/2023, Bộ Tài chính đã có công văn số 6378/BTC-QLG về việc công bố giá mua thóc định hướng vụ Hè Thu năm 2023. Theo đó, giá thành sản xuất bình quân thóc kế hoạch vụ Hè Thu 2023 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.708 đồng/kg, tăng 692 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 27/7/2023, giá thóc nội địa tăng khoảng từ 368 - 441 đồng/kg so với tháng trước; giá gạo các loại tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá thóc tăng khoảng từ 1.300 - gần 1.900 đồng/kg; giá gạo các loại tăng từ 2.400 - gần 3.400 đồng/kg.

Giá thóc, gạo trong nước ở mức cao đặc biệt trong quý II do nhu cầu tăng mạnh tại nhiều thị trường (như: Indonesia công bố nhập khẩu 2 triệu tấn, Philippines gia tăng nhập khẩu để kiềm chế lạm phát, Trung Quốc nhu cầu mua tăng hơn so với cùng kỳ năm 2022,…) và nguồn cung gạo toàn cầu khu vực giảm do ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của biến đổi khí hậu tại một số quốc gia sản xuất.

Khác với giá xuất khẩu, ngay khi có thông tin về lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá thóc gạo trong nước tăng nhanh theo từng ngày (trung bình mỗi ngày tăng từ 50 - 100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu tại một số địa phương đã tăng từ 400 - 500 đồng/kg so với thời điểm ngày 20/7/2023 (Lệnh cấm có hiệu lực).

Giá một số chủng loại ghi nhận ngày 27/7/2023 như: giá gạo IR50404 đạt 10.750 đồng/kg, tăng 5% so với ngày 20 tháng 7 năm 2023 (tương đương tăng 500 đồng/kg); giá gạo OM5451 đạt 11.000 đồng/kg, tăng 5% (tương đương tăng 550 đồng/kg); giá gạo Đài Thơm 8 đạt 11.300 đồng/kg, tăng 6% (tương đương tăng 650 đồng/kg); v.v.

Với những kết quả này, Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, việc thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực.

Trong đó, công tác điều hành xuất khẩu gạo đã góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và đảm bảo lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành; bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước; thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Cơ cấu chủng loại tiếp tục đi đúng định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gạo, trong đó gạo trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất (55,58%) tuy nhiên đều là tỷ lệ chủng loại gạo trắng phẩm cấp cao, (tỷ lệ trắng thường và thấp chỉ chiếm khoảng 1%).

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 duy trì ở mức tốt. Nhiều thời điểm, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ. 

Diễn biến tình hình thị trường thương mại gạo toàn cầu xu hướng có lợi cho nước xuất khẩu (sản lượng sản xuất lương thực giảm tại một số quốc gia và khu vực).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn một số hạn chế trong thời gian qua. Thị trường nhập khẩu vẫn chưa đa dạng, vẫn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia v.v.

Tình hình thị trường thương mại gạo cầu diễn biến quá nhanh, động thái chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo đưa ra đã ảnh hưởng không tốt đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, gây tác động tâm lý chung đến thị trường.

Hoạt động báo cáo định kỳ của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Các thương nhân chưa chú trọng phát triển liên kết xây dựng vùng nguyên liệu cũng như triển khai các giải pháp về truy xuất nguồn gốc, xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Theo thông tin công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại họp báo ngày 1/8/2023, dự kiến năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, sản lượng đạt từ 43,2 - 43,4 triệu tấn, tăng 1,8 -2% so với năm 2022.

Hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Mùa và vụ Thu Đông năm 2023 và thu hoạch vụ Hè Thu năm 2023 (diện tích vụ Thu Đông tăng 50.000 ha lên mức 700.000 ha). Các địa phương cũng đã thu hoạch gần 3,7 triệu ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022. Năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha nên sản lượng lúa thu hoạch 7 tháng năm 2023 đạt trên 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước cho 100 triệu người dân, chế biến, làm giống và thức ăn chăn nuôi thì hoàn toàn đảm bảo việc xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo năm 2023.

Theo số liệu ước của cơ quan liên Bộ, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng gạo xuất khẩu đạt 4,83 triệu tấn. Như vậy, lượng gạo hàng hóa còn để phục vụ xuất khẩu cho 5 tháng cuối năm khoảng 2,67 triệu tấn (chưa kể lượng thóc, gạo nhập khẩu hàng năm từ Campuchia về để phục vụ chế biến).

Tuy nhiên, hàng năm theo thống kê ngoài lượng thóc, gạo hàng hóa sản xuất trong nước còn lượng thóc, gạo từ Campuchia (chế biến) và Ấn Độ để phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Hiện nguồn gạo phẩm cấp thấp từ Ấn Độ đã không còn sau lệnh cấm nên khả năng sẽ phải bù đắp từ nguồn trong nước.

Đọc thêm

Xem thêm