Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:50 15/03/2024

Vượt Chile, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc

Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng đột phá, Việt Nam đã vượt Chile trở thành quốc gia đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc.

Trung Quốc chi 3,4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 01/2024, xuất khẩu nhóm mặt hàng rau quả đã mang về trên 510 triệu USD, tăng tới 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng rau quả đã đạt 460 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhìn chung, xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng mạnh tới 70%, đạt giá trị 970 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm dừa tươi, thanh long, bưởi, chuối, chanh dây, xoài, sầu riêng.

Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng đột phá, Việt Nam đã vượt Chile trở thành quốc gia đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc.

 

Về thị trường, xuất khẩu rau quả sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, đạt giá trị 3,4 tỷ USD, chiếm tới 65% thị phần.

Thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh từ 8% năm 2022 lên 14% năm 2023. Điều này khiến Việt Nam vượt Chile trở thành quốc gia đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nguyên nhân có sự bứt phá này trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là do kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến. Cùng với đó, Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ Việt Nam trong năm vừa qua nên kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này cũng tăng vọt, lập kỷ lục lịch sử.

Nhiều cơ hội xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh sầu riêng, hiện Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.

Tình hình đơn hàng rau quả xuất khẩu đi các thị trường đều có dấu hiệu tăng, nhiều doanh nghiệp đang kín đơn hàng. Đại diện Công ty CP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết doanh nghiệp đã kín đơn hàng sầu riêng nhưng hiện đã vào cuối vụ, doanh nghiệp không có đủ hàng để xuất khẩu. Các đơn hàng bưởi, xoài, vú sữa… vẫn xuất khẩu tốt.

Tổng Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, từ đầu năm đến nay, các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đi Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn duy trì ổn định, đều đặn, tăng trưởng từ 15-20% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Đình Tùng nhận định, Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhưng để tăng trưởng ổn định và bền vững thì các doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định của nước bạn đề ra.

Ngoài ra, cần đa dạng hóa mặt hàng, tránh phụ thuộc quá mức vào sầu riêng. Ông Nguyễn Đình Tùng cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chính sách, hướng dẫn quy hoạch vùng nguyên liệu tốt, hỗ trợ bà con nông dân tạo ra sản phẩm chất lượng đủ điều kiện xuất khẩu. Đồng thời, cần đẩy nhanh đàm phán để có nhiều sản phẩm khác xuất chính ngạch vào thị trường này.

Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhưng để tăng trưởng ổn định và bền vững thì các doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định của nước bạn đề ra

 

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên dự báo, thời gian tới, do khủng hoảng biển Đỏ và tình hình kênh đào Panama bị cạn kiệt đã gây khó khăn cho các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ khi xuất hàng về châu Á vì phải đi đường vòng. Điều này làm tăng số ngày vận chuyển lên 15-18 ngày, tăng chi phí logistics lên cao và chất lượng hàng hoá khó đảm bảo.

Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc có xu hướng nhập khẩu hàng hoá từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do thời gian vận chuyển nhanh, chất lượng hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và chi phí logistics thấp. Đây là những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc tăng trưởng mạnh.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể tăng trưởng từ 15-20%, kim ngạch đạt khoảng 6,5-7 tỷ USD.

“Trung Quốc không chỉ mua hàng của Việt Nam mà còn mua của nhiều nước khác, trong đó có Thái Lan. Tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Trung Quốc là trên 80%, trong khi chúng ta chỉ mới đạt 65% nên còn rất nhiều dư địa. Năm 2024, ngành sẽ chú trọng đẩy mạnh tỷ trọng để nâng con số này lên 70 - 80%.” - Ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Thời gian tới, để giữ được thị trường Trung Quốc, nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nông dân và doanh nghiệp Việt cần duy trì, nâng cao chất lượng, tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc để có thể tận dụng được cơ hội xuất khẩu.

Đọc thêm

Xem thêm