Thị trường hàng hóa
Trong 2 năm qua là thời gian khó khăn đối với ngành thép. Bất động sản trong nước đình trệ, thép xuất khẩu cũng bị hạn chế. Tất cả khiến giá thép luôn trong tình trạng rớt giá, thị trường ảm đạm.
Tuy nhiên, theo nhận xét từ VSD (Hiệp hội Thép Việt Nam), thị trường của ngành thép trong nước đang dần có dấu hiệu phục hồi. Dấu hiệu đầu tiên là từ tháng 9 - 11/2023, sản lượng thép tiêu thụ trong nước tăng lên 13%.
Bên cạnh đó, vào những ngày đầu năm 2024, giá thép đã được điều chỉnh tăng ở 2 sản phẩm là thép cuộn và thép thanh. Mức điều chỉnh tăng khoảng 200.000 đồng/tấn. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực dự báo sự tăng trưởng mới trong năm 2024.
Hiện giá thép thanh vằn trong nước đang dao động quanh mức 14,2-14,85 triệu đồng/tấn, giá thép cuộn xây dựng dao động từ 14,1-14,7 triệu đồng/tấn (giá thanh toán ngay tại nhà máy, chưa VAT, đã trừ chiết khấu tối đa theo sản lượng và vùng miền).
Theo VSA, tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cũng chỉ ra, nhu cầu thép toàn cầu đã đạt 1,81 tỷ tấn trong năm 2023 và sẽ tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024.
Trong đó, nhu cầu thép của ASEAN kỳ vọng tăng 5,2%. Hiện, ASEAN là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% thị phần xuất khẩu; EU và Mỹ đứng thứ 2 và 3 lần lượt chiếm 28% và 9%.
Sản lượng xuất khẩu cũng sẽ cải thiện trong quý đầu tiên của năm 2024 do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ, châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
Với sự hồi phục của ngành Bất động sản, nhiều kịch bản tích cực cho nền kinh tế thế giới. Tất cả sẽ giúp ngành sản xuất thép của Việt Nam có thể nhiều điều kiện để tăng trưởng và phục hồi trong năm tới.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm