Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 12/12/2023

Việt Nam xếp thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả, thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8 - 17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới.

Việt Nam xếp thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics

 

Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển qua hình thức vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2%, đường sắt 0,2% và đường hàng không 0,01%. Qua đó, làm cho chi phí logistics tăng cao, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Trong khi đó, hạ tầng logitics trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và liên kết; quy hoạch cảng biển còn bất cập, chưa có các cảng đầu mối… Điều đó gây cản trở việc nâng cao tính cạnh tranh của ngành logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và hạn chế về năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics. Hoạt động chuyển đổi số của hầu hết doanh nghiệp logistics cũng ở trong giai đoạn đầu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Theo các chuyên gia, logistics là ngành dịch vụ có vai trò thiết yếu và đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù ngành logistics Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua, nhưng các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay xuất nhập khẩu.

Các cơ quan, ban, ngành cũng phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, hoàn thiện các cơ chế chính sách và quy định pháp luật về logistics, bảo đảm phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm khuyến khích các công ty logistics trong nước phát triển.

Đặc biệt, hỗ trợ tích cực hơn nữa, giúp các doanh nghiệp ngành này đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu suất, cải thiện hoạt động logistics.

Nhà nước cũng sẽ tiếp tục huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, triển khai các dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, trung tâm logistics.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm