Thị trường hàng hóa
Theo Savills Prospects, Việt Nam, Singapore và Nhật Bản là 3 quốc gia có triển vọng nổi bật nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về bất động sản.
Savills nhận định: Sự cải thiện trong môi trường kinh doanh đi kèm những chính sách ưu đãi đầu tư từ Chính phủ đang thúc đẩy sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong khi một số nhà đầu tư trong nước gặp khó khăn do tín dụng bị thắt chặt, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Ví dụ, trong đầu năm nay, CapitaLand của Singapore đã công bố kế hoạch phát triển dự án phức hợp tổng đầu tư 1 tỷ USD với quy mô 8 ha, dự kiến cung cấp hơn 1,100 căn hộ và shophouse cao cấp tại TP HCM.
Tại thị trường cho thuê thương mại, dữ liệu của Savills trong quý 3/2022 cho thấy giá thuê văn phòng và bán lẻ tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và TP HCM vẫn ghi nhận xu hướng tăng.
Nhận định về thị trường bán lẻ, bà Minh cũng cho biết Việt Nam được coi là thị trường trọng yếu trong việc mở rộng quy mô cửa hàng trong các năm tới của các nhãn hàng chuyên về thời trang, mỹ phẩm, đồ thể thao đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.
Đối với bất động sản công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực này và logistics, nhằm đa dạng hóa hoạt động trong chiến lược “Trung Quốc + 1”.
Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành, Savills Việt Nam nhận định: Việt Nam đang trên đà tăng trưởng vào năm 2022, với vốn đầu tư FDI ngày càng tăng và nội tại nền kinh tế trong nước mạnh mẽ.
“Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra một loạt biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch của thị trường bất động sản. Điều này là dấu hiệu tốt, tạo tiền đề cho việc thanh khoản và các hoạt động đầu tư trong tương lai. Đồng thời, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu đầu tư trên nhiều lĩnh vực”, vị chuyên gia này nói thêm.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm