Thị trường hàng hóa
Trong hai ngày 25 và 26 tháng 11, các học giả quốc tế đã đưa ra những nghiên cứu và cũng đã có những tranh luận về các vấn đề trong bối cảnh hậu COVID-19 tại Hội thảo quốc tế lần thứ 5 về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh (CIEMB 2022).
Thế giới đã phải đối mặt với nhiều hệ lụy đau lòng trong thời kỳ hậu đại dịch. Vì thế hơn 130 nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đến từ Việt Nam Anh, Úc, Bỉ, Ba Lan, Thái Lan, Pakistan, Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Pháp, Nam Phi, Lào… và hơn 80 tham luận và tranh luận đưa ra tại 16 phiên thảo luận tại CIEMB 2022 đã xoay quanh các vấn đề đương đại của kinh tế, quản lý và kinh doanh, hỗ trợ các chiến lược kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam cũng đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn chưa từng có do đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua. Nhưng Việt Nam đã có được sự phục hồi ngoạn mục sau đại dịch. Và Việt Nam được một số học giả và chuyên gia quốc tế quan tâm quan sát và nghiên cứu.
Việt Nam là một ví dụ về một quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhiều nhà quan sát đánh giá định chế công của Việt Nam là một trong những định chế hiệu quả và chặt chẽ nhất trong khu vực.
Nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy trong thời kỳ hậu đại dịch, có thể đe dọa đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Với độ mở lớn nền kinh tế Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ của từ những bất định và suy giảm của kinh tế toàn cầu. Và Việt Nam đang có những điểm nghẽn thể chế ảnh hưởng tới tăng trưởng, theo GS. Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP.
Nói về điểm nghẽn, GS. Jonathan Pincus chỉ ra, sự phân cấp theo chiều dọc phân quyền theo chiều ngang cho các bộ ngành và địa phương ở Việt Nam rất mạnh mẽ nhưng lại sự thiếu liên kết giữa các tỉnh, các vùng, sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa tốt. Vì thế đã làm giảm tính nhất quán và cũng làm giảm tác động của chính sách từ Chính phủ, vì thế khiến cho việc ứng phó với những thách thức lớn như thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu trở nên khó khăn hơn… Cũng vì thế nền kinh tế bị phân mảng.
Cần lưu ý rằng trong trung và dài hạn, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn về phát triển trong những thập kỷ tới, như biến đổi khí hậu, như những bất định dai dẳng bên ngoài có thể có tác động đến thương mại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Lời khuyên dành cho Việt Nam là không chỉ là tiếp tục những cải cách thể chế mà Việt Nam đang thực hiện mà cần sự cải cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thiết lập một hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng hơn gắn với trách nhiệm và sự phối hợp, liên kết tốt hơn.
Việt Nam sẽ cần thiết lập một hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng mà không làm mất đi năng lực của các cơ quan cấp ngành và địa phương để ứng phó một cách sáng tạo khi có những vấn đề mới phát sinh trong phạm vi quyền hạn của họ.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có thể chế tốt, minh bạch, công bằng và có trách nhiệm giải trình đóng vai trò quan trọng. Tất cả chúng ta đều muốn sống trong các xã hội có cơ chế thực thi pháp luật công bằng, khách quan, mức độ tham nhũng thấp và các Chính phủ có trách nhiệm”, GS. Pincus nói.
Bên cạnh đó, thể chế tốt sẽ tạo ra doanh nghiệp tốt. Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam đang thiếu những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn. Và những tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng chưa đủ lớn. Và sự vắng mặt của các doanh nghiệp trong nước quy mô vừa và lớn trong lĩnh vực chế tạo đã làm chậm tăng trưởng năng suất, là một hậu quả khác của nút thắt thể chế.
Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ của từ những bất định và suy giảm của kinh tế toàn cầu. Và dự báo trong năm tới, những tác động này sẽ tiếp tục khiến kinh tế Việt Nam sẽ vẫn khó khăn. Các chuyên gia lưu ý.
Chia sẻ về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, GS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nói: “Trong giai đoạn Covid phần lớn các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực rất nhiều lại được Chính phủ có nhiều hỗ trợ nên đã vượt qua khó khăn trong đại dịch, phục hồi trở lại. Nhưng đến nay các khó khăn doanh nghiệp gặp phải vẫn khá nhiều”.
Khó khăn vì nguồn lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn tương đối nhiều trong đại dịch trong khi vẫn có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa thực hiện. Trong khi đó những khó khăn mới do tác động xấu từ kinh tế toàn cầu lại ập đến.
Nguồn lực bị bào mòn, vốn thiếu, nhưng thế giới bến động mạnh với lạm phát cao, kinh tế suy giảm, thị trường thu hẹp khiến nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng, đã có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao… Với những dự báo kinh tế thế giới còn tiếp tục suy giảm, và có nguy cơ suy thoái khiến kỳ vọng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không ít.
Với những khó khăn như thế thì trước hết phải tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp và cần có các giải pháp nỗ lực đa dạng hóa thị trường cho các doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ đứt gãy trong chuỗi sản xuất. GS. Phạm Hồng Chương nói.
Đồng thời là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tạo cơ chế và động lực để doanh nghiệp Việt Nam lớn lên, hướng tới có những tập đoàn kinh tế của Việt Nam vươn ra thế giới.
“Áp lực cải cách đang tăng lên. Chúng ta có thể kỳ vọng những năm tới Việt Nam sẽ cung cấp nhiều ví dụ về đổi mới thể chế khi các địa phương, khu vực, ngành và lĩnh vực sẽ có những thay đổi sâu sắc”, GS. Jonathan Pincus phát biểu.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm