Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 13/10/2022

Việt Nam có 691 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan

Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, có 691 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.

Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, theo thông báo của TFDA, tại lần xét duyệt lần này chỉ có 39/42 Doanh nghiệp Việt Nam được thông qua trong lần cập nhật mới nhất của TFDA, trong khi 3 doanh nghiệp có mã số là TS247, DL425 và NM519 chưa được đưa vào danh sách lần này, cần chờ kết quả kiểm tra đánh giá thực địa đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngành thủy sản của Việt Nam (dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 12 năm nay).

Như vậy, tính từ ngày 11/10/2022, có 691 doanh nghiệp Việt Nam được TFDA cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.

Hiện Đài Loan không nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Dù vậy thị trường này lại có kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tương đối ổn định với trên 100 triệu USD/năm, chiếm từ 1,3 – 1,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thị trường Đài Loan hiện chuộng các sản phẩm tôm sú đông lạnh, tôm tươi, cá tra phi lê đông lạnh, tôm chân trắng tươi/đông lạnh, tôm chế biến, mực… của Việt Nam. Nhìn chung lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua thị trường này khá ổn định bởi chưa thực sự được doanh nghiệp chú trọng dẫn tới giá trị kim ngạch chưa cao.

Việc chú trọng vào những thị trường lớn mà ngó lơ những thị trường giá trị thấp hơn như Đài Loan không phải là lựa chọn tối ưu về lâu dài. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Đài Loan đang có xu hướng tăng lên, nhất là với sản phẩm tôm. Với danh sách 691 doanh nghiệp của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường này sẽ giúp việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này thuận lợi hơn nếu có hướng tiếp cận phù hợp.

Từ những tín hiệu tích cực trên, các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp có hướng khai thác thị trường phù hợp. Bởi lẽ dù là thị trường nhỏ nhưng tiêu chuẩn sẽ không khắt khe, chưa kể việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp ích rất lớn cho mục tiêu dài hơi là phát triển bền vững ngành thủy sản mà ngành đang hướng tới.

Thị trường Đài Loan có tập quán tiêu dùng thủy sản vừa theo kiểu Trung Quốc vừa theo kiểu Nhật Bản. Để xuất khẩu được qua Đài Loan, doanh nghiệp cần đóng gói hàng hóa nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, khi đưa hàng hóa vào Đài Loan cần chú trọng khâu quảng cáo, cung cấp thông tin để người tiêu dùng tại đây biết, tìm mua.

Danh sách chi tiết xem tại đây

Đọc thêm

Xem thêm