Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:00 21/10/2022

USD tăng kỷ lục, vọt lên 25.000 đồng/USD: Doanh nghiệp nhập khẩu "khóc ròng"

Theo giới chuyên gia, việc giá trị của đồng USD liên tục tăng đã tác động 2 chiều tới nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, các ngành xuất khẩu đang được hưởng lợi rất lớn, trong khi các ngành nhập khẩu lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng USD tăng kỷ lục chưa từng thấy, vượt ngưỡng 25.000 đồng/USD

Sau 3 lần điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), giá trị của đồng USD đã tăng rất mạnh. Trong khi đó, các đồng ngoại tệ khác như yên Nhật, Won Hàn Quốc, EUR của Liên minh Châu Âu, ngay cả VND của Việt Nam cũng đang mất giá so với USD.

USD tăng kỷ lục, vọt lên 25.000 đồng/USD.

Đặc biệt, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ 3% lên 5%, điều này tiếp tục khiến giá trị của USD tăng mạnh tại thị trường Việt Nam. 

Được biết, trong ngày 21/10, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.688 đồng/USD, tăng hơn 400 đồng/USD so với trước thời điều điều chỉnh tỷ giá.

Trong khi đó, khảo sát tại các ngân hàng thương mại cho thấy, giá của USD tiếp tục tăng, và đã vượt qua ngưỡng 24.500 đồng/USD, tiệm cận mức 25.000 đồng/USD. 

Cập nhật cuối giờ sáng 21/10, tại Vietcombank, tỷ giá VND/USD đang được giao dịch ở mức 24.500 đồng/USD (mua vào) - 24.810 đồng/USD (bán ra), tăng hơn 140 đồng/USD so với phiên trước đó, và tăng gần 1.000 đồng/USD so với thời điểm trước khi điều chỉnh lãi suất (ngày 16/10).

Tương tự, tại Vietinbank, tỷ giá đang được giao dịch ở mức 24.520 đồng/USD (mua vào) - 24.840 đồng/USD (bán ra). Tại BIDV, tỷ giá cũng đã tăng lên 24.580 đồng/USD - 24.860 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng tới 170 đồng/USD so với phiên trước đó.

Tại Agribank, tỷ giá cũng đã tăng lên 24.390 đồng/USD - 24.670 đồng/USD. Tại VPBank, tỷ giá đang niêm yết ở mức 25.510 - 24.850 đồng/USD, tăng 150 đồng/USD so với cuối phiên hôm qua. Tại TPBank, tỷ giá cũng đã tăng lên 24.400 đồng/USD (mua vào) - 24.870 đồng/USD (bán ra).

Thậm chí, trên thị trường tự do, giá USD đã vượt qua ngưỡng 25.000 đồng/USD, hiện đang được giao dịch ở mức 25.050 - 25.180 đồng/USD. Đây là mức giá cao dịch cao nhất từ trước tới nay.

Doanh nghiệp nhập khẩu "khóc thét" vì đồng USD tăng

Theo giới chuyên gia, việc giá trị của đồng USD liên tục tăng đã tác động 2 chiều tới nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, các ngành xuất khẩu đang được hưởng lợi rất lớn, trong khi các ngành nhập khẩu lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện của chuỗi cửa hàng bán lẻ CellphoneS chia sẻ: Là doanh nghiệp bán lẻ các mặt hàng điện thoại di động, laptop và các sản phẩm công nghệ khác, đa phần doanh nghiệp này phải nhập khẩu từ nước ngoài, và thanh toán bằng USD.

Doanh nghiệp nhập khẩu "khóc thét" vì đồng USD tăng.

Hiện tại tỷ giá USD tăng đã ảnh hưởng tới giá bán các mặt hàng laptop. Cụ thể, từ đầu tháng 10 giá các sản phẩm laptop nhập về Việt Nam đã tăng từ 500.000 - 1 triệu tùy từng loại, tức là đã tăng giá được gần 3 tuần. 

Ông Huy giải thích: Laptop là mặt hàng có mã hàng nhiều và được sản xuất bởi nhiều linh kiện. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng Laptop rất dễ bị ảnh hưởng, chỉ 1 linh kiện thay đổi là sẽ ảnh hưởng tới toàn chuỗi.

“Laptop có nhiều mã, mỗi mã hàng chỉ được sản xuất cho 2-3 tháng, sau đó sẽ chuyển qua mã hàng khác, chính vì vậy trữ lượng tồn kho sản xuất không nhiều, ngay khi có biến động về giá vật tư linh kiện hoặc tỷ giá, laptop sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên”, ông Huy nói thêm.

Trong khi đó, ông Đỗ Nhật Anh, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Mỹ tiết lộ: Nhờ vào đồng USD tăng, doanh thu từ việc xuất khẩu thủy hải sản đã tăng thêm khoảng 10% - 15%, trong khi sản lượng chỉ tăng khoảng 5%.

“Việc giá USD tăng so với đồng nội tệ, khiến chúng tôi thu được nhiều lợi nhuận hơn. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, như thức ăn chăn nuôi, hay một số thiết bị sản xuất khác. Điều này khiến lợi nhuận, doanh thu có tăng, nhưng bù trừ vào cũng không đáng bao nhiêu”, ông Nhật Anh chia sẻ.

Trong báo cáo mới phát hành, Công ty chứng khoán KBSV đánh giá, chín tháng đầu năm 2022, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là bình ổn lạm phát nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nỗ lực kiểm soát tỉ giá nhằm hạn chế hiện tượng nhập khẩu lạm phát.

Tuy nhiên để làm được điều này, trên thực tế, NHNN đã phải bán một lượng lớn USD ra hệ thống ngân hàng thương mại, ước tính vào khoảng 24 tỷ USD nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của thị trường. Việc này khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm nên dư địa chính sách cũng bị hạn chế hơn trước.

Trước đó, NHNN cũng đã tăng lãi suất cũng nhằm duy trì ổn định tỉ giá. Ngày 17-10 vừa qua, NHNN quyết định điều chỉnh biên độ tỉ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% so với tỉ giá trung tâm.

"Việc NHNN nới rộng biên độ tỷ giá lần này phần nhiều mang tính chất can thiệp kỹ thuật, từ đó có thể kết hợp nâng tỷ giá bán USD để phù hợp hơn với diễn biến thực tế"- KBSV đánh giá.

Theo KBSV, việc nới biên độ tỷ giá của NHNN sẽ khiến các doanh nghiệp giảm bớt việc găm giữ USD. Tuy nhiên, áp lực nhập khẩu lạm phát sẽ gia tăng và từ đó có thể tác động liên đới lên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục đẩy nhanh tiến trình tăng lãi suất, đồng USD sẽ vẫn duy trì xu hướng tăng, thì tỷ giá USD/VND vẫn có khả năng tăng tiếp.

Đọc thêm

Xem thêm