Thị trường hàng hóa
Đêm qua, thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh khi Mỹ công bố chỉ số CPI. Dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, từ đó dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ sớm hạ lãi suất, thay vì tiếp tục tăng tới tận năm 2024 như kế hoạch.
Kết quả là tỷ giá “bổ nhào”, xuống “đáy” 9 tháng. Thế giới, tại Việt Nam, đồng USD khá bình lặng.
Đồng đô la xuống “đáy” 9 tháng
Theo CNBC, đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng so với đồng euro vào thứ Năm sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ đang giảm bớt, khiến người ta đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bớt hung hăng hơn với các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.
Đồng đô la giảm giá xảy ra khi đồng yên Nhật tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong hơn 6 tháng so với đồng bạc xanh, trước một báo cáo rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết các tác động phụ của việc nới lỏng tiền tệ.
Dữ liệu của Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm 0,1% trong tháng trước, đánh dấu mức giảm đầu tiên từ tháng 5/2020, khi nền kinh tế quay cuồng với làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Áp lực về giá đang giảm bớt khi chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất của ngân hàng trung ương Mỹ kể từ những năm 1980.
Sal Guatieri, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets, cho biết: “Số liệu lạm phát lõi tương đối nhẹ hơn trong ba tháng đang bắt đầu hình thành một xu hướng... một xu hướng có thể thúc đẩy FED giảm tốc độ thắt chặt hơn nữa vào ngày 1/2”.
Các nhà hoạch định chính sách của FED bày tỏ sự nhẹ nhõm khi áp lực giá cả đang giảm bớt, mở đường cho khả năng tăng lãi suất chậm lại. Nhưng họ báo hiệu rằng lãi suất mục tiêu của ngân hàng trung ương vẫn có khả năng tăng trên 5% và duy trì ở đó một thời gian mặc dù thị trường đã “dễ thở” hơn.
Sau báo cáo CPI, đồng đô la đã giảm tới 1% so với đồng euro, yếu nhất so với đồng tiền chung kể từ ngày 21/4. Đồng euro đã được hỗ trợ bởi thông điệp “diều hâu” từ các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, hôm thứ Tư vừa qua, có bốn quan chức kêu gọi tăng lãi suất bổ sung.
Chris Turner, người đứng đầu bộ phận thị trường toàn cầu tại ING ở London cho biết: “Kỳ vọng của chúng tôi là ECB sẽ tăng lãi suất thêm 125 điểm cơ bản và duy trì ở mức đó cho đến năm 2024. Quan điểm cốt lõi của chúng tôi đối với chính sách của FED so với chính sách của ECB sẽ là đồng euro-đô la mạnh hơn trong năm”.
Đồng đô la giảm 0,83% so với đồng euro ở mức 1,0845 đô la và giảm 0,56% so với bảng Anh ở mức 1,22195 đô la. Chỉ số đô la Mỹ giảm 0,815% xuống 102,20, mức thấp nhất kể từ ngày 6/6/2022.
USD trên thị trường ngân hàng cao hơn chợ đen
Có thể thấy, trên thị trường thế giới, đồng USD đang “lao dốc”. Thế nhưng, tại Việt Nam, thị trường ngoại tệ khá “lặng sóng”. Nhiều ngân hàng chưa vội điều chỉnh tỷ giá.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ giá được niêm yết ở mức: 23.290 đồng/USD (Mua vào) – 23.610 đồng/USD (Bán ra), không thay đổi so với cuối ngày hôm qua. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn chưa tác động tới đồng USD khi tỷ giá giao dịch ở mức cuối giờ chiều hôm qua: 23.300 đồng/USD – 23.600 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng khá “đủng đỉnh” với tỷ giá. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giao dịch USD ở mức: 23.320 đồng/USD – 23.580 đồng/USD. Tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng chưa thay đổi và được niêm yết ở mức: 23.300 đồng/USD – 23.605 đồng/USD.
Trong khi đó, trên thị trường “chợ đen”, tỷ giá USD/VND giảm nhẹ xuống mức 23.400 đồng/USD -23.500 đồng/USD.
Có thể thấy, đây là điều ít xảy ra. Thông thường giá USD trên thị trường tự do thường cao hơn tại ngân hàng và chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra cũng lớn hơn.
Thế nhưng, hiện tại, giá bán ra trên thị trường tự do (23.500 đồng/USD) lại thấp hơn tại ngân hàng (23.600 đồng/USD). Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tốt tỷ giá.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm