Thị trường hàng hóa
2022 là năm đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index có chuỗi thời gian dài tăng ầm ầm nhưng sau đó “rơi tự do”. Tới những phiên cuối cùng của năm, VN-Index phục hồi, lấy lại được mốc 1.000 điểm.
Chính vì vậy, thị trường chứng kiến rất nhiều mã “rơi tự do”, đặc biệt là những mã có lãnh đạo dính vòng lao lý như AMD, KLF, FLC,… Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu “ngược dòng” thành công.
Một trong số đó là VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). VCB không những giảm mà còn tăng nhẹ, từ đó giúp Vietcombank trở thành đơn vị có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn Hose nói riêng và cả thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
Đóng cửa phiên giao dịch 30/12/2021, VCB dừng ở mức 80.000 đồng/CP, tăng 1.200 đồng/CP, tương đương 1,5%. Thành tựu này của VCB giúp vốn hóa thị trường Vietcombank tăng 5.679 tỷ đồng lên 378.601 tỷ đồng (gần 16 tỷ USD). Nhờ đó, Vietcombank trở thành “trùm” chứng khoán.
Cần phải nhấn mạnh, suốt năm 2022, cổ phiếu ngân hàng biến động rất mạnh, giúp nhiều mã “lên đỉnh” nhưng sau đó “lao dốc” xuống vùng 20.000 đồng/CP, thậm chí 10.000 đồng/CP. Vì vậy, với việc giữ được mức giá 80.000 đồng/CP, VCB đã lập thành tích lớn và là cổ phiếu ngân hàng có thị giá lớn nhất.
Đóng cửa phiên giao dịch 30/12/2021, VCB dừng ở mức 80.000 đồng/CP, tăng 1.200 đồng/CP, tương đương 1,5%. Thành tựu này của VCB giúp vốn hóa thị trường Vietcombank tăng 5.679 tỷ đồng lên 378.601 tỷ đồng (gần 16 tỷ USD). Nhờ đó, Vietcombank trở thành “trùm” chứng khoán.
Cần phải nhấn mạnh, suốt năm 2022, cổ phiếu ngân hàng biến động rất mạnh, giúp nhiều mã “lên đỉnh” nhưng sau đó “lao dốc” xuống vùng 20.000 đồng/CP, thậm chí 10.000 đồng/CP. Vì vậy, với việc giữ được mức giá 80.000 đồng/CP, VCB đã lập thành tích lớn và là cổ phiếu ngân hàng có thị giá lớn nhất.
Top 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm: VCB (378.601 tỷ đồng), VHM (209.010 tỷ đồng), VIC (205.190 tỷ đồng), BID (195.259 tỷ đồng), ACV (184.189 tỷ đồng), VNM (159.046 tỷ đồng), GAS (149.266 tỷ đồng), CTG (130.957 tỷ), VPB (120.166 tỷ đồng), SAB (107.030 tỷ đồng).
Có thể thấy, trong Top 10 này, ngân hàng chiếm ưu thế với 4 đại diện: Vietcombank - VCB, BIDV - BID, VietinBank - CTG và VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) - VPB.
Trong khi đó, ngành bất động sản hao hụt nhiều, chỉ còn trụ lại Vingroup và Vinhones, ngành dịch vụ có 1 cái tên là ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam).
Đáng chú ý nhất là sản xuất có 4 gương mặt: GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam), VNM (Tổng công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk) và SAB (Bia Sài Gòn - Sabeco).
Trong mảng sản xuất, GAS là cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất với 149.266 tỷ đồng. Thời gian qua, cũng như VCB, GAS “vượt bão” thành công khi duy trì đà tăng trưởng khá. Chốt năm 2022,
GAS dừng ở mức 101.500 đồng/CP, tăng 7.850 đồng/CP, tương đương 8,4%. GAS giúp vốn hóa thị trường PV Gas có thêm 15.025 tỷ đồng.
Cổ phiếu GAS tăng trưởng giữa đà “lao dốc” của VN-Index. Nguyên nhân là do công ty gặt hái lợi nhuận cao. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của ông lớn ngành dầu khí lên tới 11.726 tỷ đồng, tăng 4.904 tỷ đồng, tương đương 71,9%.
Cùng với GAS, cổ phiếu SAB cũng tăng trưởng dương khi tăng 21.270 đồng/CP, tương đương 14,6% lên 166.900 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Sabeco có thêm 13.693 tỷ đồng.
Trong khi đó, VNM lại giảm nhẹ. Dù vậy, tốc độ giảm của VNM khiêm tốn hơn thị trường rất nhiều. VNM là một trong những mã đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Suốt thời gian dài qua, VNM luôn được đánh giá là một trong những cổ phiếu phòng thủ hàng đầu bởi khả năng giữ giá của mình.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm