Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:31 23/06/2024

Trong tuần qua: Giá dầu thế giới tăng khoảng 3%

Trong tuần qua, giá dầu thế giới đã tăng khoảng 3%. Điều này giúp các nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu.

Theo ghi nhận, trong phiên giao dịch sáng 22/6, giá dầu thế giới giảm khoảng 0,55% so với phiên liền trước đó. Điều này là do thị trường lo ngại nhu cầu dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh và những tin tức kinh tế tiêu cực từ một số khu vực trên thế giới.

Mặc dù có dấu hiệu nhu cầu dầu tại Mỹ cải thiện và các kho dự trữ nhiên liệu giảm, song giá dầu vẫn đi xuống. Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 47 xu (0,6%) xuống 85,24 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 56 xu (0,7%) xuống 80,73 USD/thùng.

Một tuần qua, giá dầu thế giới tăng khoảng 3% mang tới sự lạc quan cho các nhà đầu tư (Ảnh minh họa).

 

Tuy nhiên, khi tính theo tuần, cả hai loại dầu chủ chốt này đều tăng khoảng 3%, sau khi tăng khoảng 4% vào tuần trước.

Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần so với rổ các đồng tiền khác do cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cắt giảm lãi suất.

Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát tăng vọt. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay mượn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu.

Đồng USD mạnh hơn cũng có thể làm giảm nhu cầu dầu bởi nó khiến các hàng hóa được giao dịch bằng đồng USD như dầu mỏ trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, hoạt động kinh doanh đã tăng lên mức cao nhất của 26 tháng trong tháng 6/2024 trong bối cảnh việc làm phục hồi, nhưng áp lực giá đã giảm đáng kể, mang lại hy vọng rằng tình trạng lạm phát hạ nhiệt có thể sẽ được duy trì.

Trong khi đó, doanh số bán nhà hiện có của Mỹ đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 5/2024 do do giá nhà cao kỷ lục và lãi suất thế chấp tăng, khiến nhiều người mua tiềm năng lựa chọn chưa tham gia thị trường.

Giá dầu thế giới đã tăng gần 2 USD lên mức cao nhất trong hơn một tháng trong phiên giao dịch đầu tuần 17/6, khi các nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu.

Đà tăng của giá dầu thế giới tiếp tục được nối dài trong phiên ngày 18/6 do rủi ro địa chính trị leo thang ở châu Âu và Trung Đông, đe dọa nguồn cung toàn cầu.

Tuy nhiên, giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch 19/6, rời khỏi mức cao nhất trong 7 tuần đạt được trước đó, khi thị trường nhận được báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng.

Các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 2,264 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14/6, trái ngược với dự đoán của các nhà phân tích được Reuters khảo sát là giảm 2,2 triệu thùng.

Đọc thêm

Xem thêm