Thị trường hàng hóa
Trong bất cứ buổi phỏng vấn nào, các nhà tuyển dụng đều hỏi các ứng viên rằng, vì sao họ lại nghỉ việc ở công ty cũ. Đối diện với câu hỏi này, ứng viên phải thật khéo léo khi trả lời phỏng vấn. Làm sao để vừa đảm bảo tính chân thật lại ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Ashley Watkins - chuyên viên tuyển dụng với kinh nghiệm lâu năm - chia sẻ: "Mọi người sẽ thường nói quá thẳng thắn, rồi từ từ trở thành người than trách về môi trường làm việc cũ của họ". Những nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân viên nhưng đồng thời, họ cũng sẽ đánh giá mục tiêu và ý chí của người xin việc xem họ có chung tư tưởng, quan điểm với công ty hay không.
Bạn có thể thoải mái và thành thật để nói rằng, bạn chưa có đủ cơ hội để học hỏi, trải nghiệm hay thể hiện bản thân ở công ty cũ. Bạn khao khát được tìm đến một môi trường mới để khẳng định giá trị của mình. Khao khát được cải thiện kỹ năng để đóng góp vào sự phát triển chung của công ty sẽ là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy nhớ rằng, nhảy việc không phải việc xấu. Nhảy việc không biến bạn trở thành kẻ thiếu kiên định. Ngược lại, nhảy việc nếu có mục tiêu và kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng, bạn sẽ cho thấy được mình là người có định hướng riêng, biết tận dụng cơ hội để phát triển bản thân.
Đây là lý do khá phổ biến và đôi khi ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của nhân viên. Hãy giải thích lý do tại sao việc tái cấu trúc công ty lại không còn phù hợp cũng như cách bạn đã nỗ lực để thay đổi bản thân cho hòa nhập với môi trường mới. Đây chính là cơ hội thể hiện sự tận tâm và kĩ năng giải quyết vấn đề, hy sinh lợi ích riêng vì cái chung của bạn.
Đừng ngại chia sẻ quan điểm về vấn đề này bởi chính nhà tuyển dụng cũng hiểu nếu cả công việc và cuộc sống cá nhân đều được chú trọng sẽ thúc đẩy năng suất và nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên.
Hãy nhớ, đừng sa vào chỉ trích cách hoạt động của công ty cũ, hãy chỉ nhấn mạnh vào mong muốn của bản thân, chẳng hạn như có thể thay đổi giờ làm việc linh hoạt,...
Đây có lẽ là lý do an toàn nhất để trả lời câu hỏi "lý do em nghỉ việc công ty cũ" của nhà tuyển dụng. Nhưng đừng quên nói thêm về ưu điểm của chỗ ở mới đối với vị trí đang ứng tuyển.
Bạn tuyệt đối không nên sa đà vào việc phàn nàn sếp hay đồng nghiệp cũ. Bởi bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy nói nhiều về kinh nghiệm cá nhân của mình.
Dù lý do khiến bạn nghỉ việc có là vì mối quan hệ không mấy tốt đẹp với cấp trên thì cũng hãy khéo léo bày tỏ bằng thái độ chuyên nghiệp. Ngay cả khi sếp cũ có hay soi mói, quản lý kiểu vi mô thì cũng chỉ nên chia sẻ cách bạn đã ứng xử và cố gắng trau dồi bản thân vì sự phát triển chung của công ty.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm