Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:40 31/12/2024

Tôn Đông Á (GDA) - Kỳ vọng đột phá từ dự án Nhà máy thép dẹt 1,2 triệu tấn

Tôn Đông Á (mã cổ phiếu GDA) hiện đang nằm trong top 3 doanh nghiệp tôn mạ lớn nhất cả nước. Đặc biệt, nhờ chất lượng cao và lợi thế thương hiệu, giá bán các sản phẩm của công ty luôn cao hơn 2 - 3% so với các thương hiệu khác.

Dự báo lãi ròng năm nay tăng trưởng 38%

Tôn Đông Á hiện thuộc Top 3 doanh nghiệp tôn mạ lớn nhất cả nước.

 

Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (mã cổ phiếu GDA - sàn UPCoM) ghi nhận 15.248 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 20% và 21,5% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và 107% kế hoạch lãi cả năm nay.

Tôn Đông Á hiện thuộc Top 3 doanh nghiệp tôn mạ lớn nhất cả nước, cùng với Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Thép Nam Kim (NKG). Trong năm ngoái, thị phần tại thị trường nội địa và xuất khẩu của Tôn Đông Á lần lượt đạt 17% và 19%.

Đặc biệt, nhờ nhận diện thương hiệu tốt và chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, nên giá bán tại các đại lý của sản phẩm Tôn Đông Á cao hơn 2 - 3% so với sản phẩm từ các thương hiệu khác. Bên cạnh đó, Tôn Đông Á đang có tới 1.700 đại lý trên cả nước, cao vượt trội so với con số khoảng 500 đại lý/thương hiệu của Tập đoàn Hoa Sen, Thép Nam Kim.

Sản lượng bán hàng tôn mạ tại thị trường nội địa, giai đoạn 2019-2029 của Tôn Đông Á (nghìn tấn). (Nguồn: VSA, Chứng khoán Rồng Việt)

 

Dựa trên điều kiện kinh doanh hiện tại, Chứng khoán Rồng Việt dự báo lãi ròng cả năm nay của Tôn Đông Á có thể đạt 391 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2023.

Bước sang năm 2025, trong bối cảnh nhu cầu tôn mạ trong nước dự kiến tiếp tục tăng khi thị trường bất động sản khởi sắc, Chứng khoán Rồng Việt nhận định 02 nhà máy hiện hữu của Tôn Đông Á, với tổng công suất 850.000 tấn/năm, sẽ hoạt động ở mức 100% công suất. Trên thực tế, tính riêng 8 tháng đầu năm 2024, các nhà máy của công ty đã vận hành ở mức tối đa công suất mặc dù thị trường bước vào các tháng mùa mưa - mùa thấp điểm.

Ban lãnh đạo Tôn Đông Á cũng tự tin cho biết công ty sẽ gia tăng thị phần trong thời gian tới khi 30% sản lượng tôn mạ nội địa hiện nay đến từ các nhà cung cấp kém chất lượng.

Cú hích tăng trưởng từ nhà máy quy mô 7.000 tỷ đồng

Tiến độ triển khai Nhà máy thép dẹt Phú Mỹ của Tôn Đông Á. (Nguồn: Tôn Đông Á, Chứng khoán Rồng Việt)

 

Tôn Đông Á dự kiến sẽ chính thức khởi công nhà máy thép dẹt mới - Nhà máy Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong đầu năm 2025. Dự án này có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn triển khai, với tổng công suất thiết kế lên đến 1,2 triệu tấn/năm.

Ban lãnh đạo Tôn Đông Á đặt mục tiêu Giai đoạn 1 của nhà máy với công suất 300.000 tấn, tập trung vào các sản phẩm tôn mạ xây dựng, sẽ đi vào khai thác trong nửa cuối năm 2026.

Đáng chú ý, sản phẩm chủ lực Giai đoạn 2 (310.000 tấn) và Giai đoạn 3 (600.000 tấn) của nhà máy mới sẽ là thép dùng cho sản xuất thiết bị gia dụng, sản xuất công nghiệp, ô tô… Qua đó, giúp Tôn Đông Á giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng vốn có tính chu kỳ.

Khi tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2022, ban lãnh đạo Tôn Đông Á đã đề cập đến kế hoạch đầu tư nhà máy thép dẹt mới khi phần lớn dây chuyền hiện hữu đã đạt công suất tối đa. Trong khi đó, nhu cầu tôn mạ xây dựng tại Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng cao và Tôn Đông Á cần mở rộng phân khúc sản phẩm sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao (thép cho sản xuất công nghiệp, phương tiện vận tải…), với biên lợi nhuận cao hơn và các công ty nội địa chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu GDA của Tôn Đông Á từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

 

Xem thêm: "Tôn Đông Á (GDA) sẽ mở công ty tại Indonesia để kinh doanh thép cuộn" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Chứng khoán Rồng Việt nhận định, về dài hạn, đây là chiến lược đúng đắn của Tôn Đông Á khi trong chuỗi giá trị của ngành thép, thép dẹt ngoài dùng cho xây dựng (tôn mạ) còn có ứng dụng nhiều vào sản xuất công nghiệp (máy móc, thiết bị gia dụng, oto, đóng tàu…) và ít bị ảnh hưởng bởi chu kì kinh tế so với thép xây dựng.

Theo dữ liệu về tiêu thụ thép của Trung Quốc (quốc gia đang phát triển, có mức tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới), thép ứng dụng cho sản xuất công nghiệp chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ, cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này với các nhà sản xuất thép.

Với kinh nghiệm sản xuất tấm lưng cho các thiết bị tiêu dùng (với quy mô nhỏ) và kế hoạch phân kỳ đầu tư cụ thể, Chứng khoán Rồng Việt đánh giá Tôn Đông Á có đủ năng lực để tham gia vào thị trường sản xuất thép cho thiết bị công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng 2 chữ số trong dài hạn.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm