Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:21 11/09/2023

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phục hồi khá tốt

Sang tháng 8, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phục hồi khá tốt và dự báo có thể giữ đà này đến các tháng cuối năm khi lãi suất cho vay tiếp tục giảm và lượng đơn hàng có phần cải thiện.

So với tháng 7 khi TTTD ở mức âm thì kết quả tháng 8 khá tích cực, cho thấy tín dụng đã lấy lại được đà tăng trưởng, phù hợp với xu thế chung của các năm trước khi tốc độ TTTD các tháng cuối năm luôn cao gấp đôi nửa đầu năm.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phục hồi khá tốt

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây thường có xu hướng phục hồi mạnh vào quý III và tốc độ TTTD 6 tháng cuối năm luôn cao gấp đôi 6 tháng đầu năm.

Năm nay lại xảy ra hiện tượng ngược lại là tăng trưởng tín dụng tháng 7 thấp hơn các tháng đầu năm, điều này cho thấy các doanh nghiệp đang khó khăn thực sự. Trong đó, khó khăn nhất là khu vực chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không chỉ có khó khăn về đơn hàng mà còn cả về vấn đề mới như tín chỉ cacbon, phát triển xanh, ông Nghĩa nói.

Dù vậy tăng trưởng tín dụng chỉ sụt giảm một tháng và sau đó lại phục hồi thì không thể hiện xu thế chung. Sang tháng 8, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phục hồi khá tốt và dự báo có thể giữ đà này đến các tháng cuối năm khi lãi suất cho vay tiếp tục giảm và lượng đơn hàng có phần cải thiện.

Ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5% trong tháng 8, giữ vững xu hướng tăng trưởng của tháng 7 (tăng 3,6%), chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã lần đầu tiên lên vượt mức 50 điểm sau 6 tháng duy trì tình hình ảm đảm. Đây là tín hiệu rất tích cực bởi đây là động lực quan trọng của ngành sản xuất công nghiệp và cả nền kinh tế.

Ngành xuất khẩu cũng đang có dấu hiệu cải thiện khi tăng trưởng liên tiếp trong ba tháng gần đây, mặc dù vậy tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc ngành sản xuất phục hồi cũng mang đến tín hiệu tích cực cho tăng trưởng tín dụng bởi nhóm các doanh nghiệp sản xuất nhất là chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực ưu tiên, tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Về dài hạn, hệ thống các tổ chức tín dụng cần nhìn xa hơn, tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ mới, chuyển đổi xanh; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,… cũng như mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tái cấu trúc nền kinh tế.

Đọc thêm

Xem thêm