Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:06 16/10/2022

Tín hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc

Trong tháng 9/2022, nhằm chống lại lạm phát, các Ngân hàng Trung ương lớn đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất với tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong 20 năm. Tuy nhiên, gần đây, một số dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi.

Hiện các Ngân hàng Trung ương lớn, giám sát 8 trong số 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất, đã thực hiện tăng tổng cộng 550 điểm cơ bản trong các đợt tăng lãi suất tháng này. Tính từ đầu năm, các nước thuộc nhóm G10 (nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ chuyên nhập khẩu nông sản) đã tăng lãi suất tổng cộng 1,850 điểm cơ bản. 

Các Ngân hàng Trung ương này bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh và Mỹ. Theo chuyên gia Vincent Chaigneau, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Generali, nguyên nhân từ cuộc đua lãi suất này được cho là các quốc gia đang tập trung vào việc kiềm chế lạm phát đang ở mức cao trong nhiều thập niên. 

Ảnh minh hoạ 

Do đó, các chuyên gia lo ngại rủi ro là biện pháp mà các ngân hàng đang sử dụng để chống lạm phát được áp dụng một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng lãi suất tăng quá mức. Điều này có khả năng đi quá xa đã khiến các nền kinh tế giảm sút trong quý III/2022 và trong các tháng tới.

Ngay 21/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp và Chủ tịch Jerome Powell cam kết sẽ “kiên định” với xu hướng này trong thời gian tới. Tại châu Âu, một số ngân hàng trung ương cũng có bước đi tương tự. 

Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Canada đều nâng lãi suất chuẩn, và các nhà hoạch định chính sách ở Thụy Sĩ đã chấm dứt một thập niên lãi suất âm ở châu Âu với việc tăng lãi suất vào tháng 9/2022. Ngân hàng trung ương Thụy Điển cũng đưa ra mức tăng lãi suất lớn nhất trong 40 năm. 

Ngược lại, hiện đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy một số ngân hàng đang tìm cách rút dần khỏi cuộc đua này bằng cách giảm bớt nhịp độ tăng lãi suất. Điển hình như Na Uy được dự đoán sẽ tăng lãi suất với mức nhỏ hơn trong đợt tới, sau quyết định tăng 50 điểm cơ bản vào ngày 22/9. Trong khi Australia cũng có động thái tăng lãi suất nhỏ hơn dự kiến vào tháng 10/2022.

Nhiều dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc rõ ràng hơn trên khắp các thị trường mới nổi. Trong tháng 9, 10/18 Ngân hàng Trung ương đã thực hiện tăng lãi suất tổng cộng 600 điểm cơ bản, thấp hơn nhiều so với con số 800 điểm cơ bản trong cả hai tháng 6 và tháng 7/2022. 

Hungary đã thực hiện mức tăng lãi suất lớn hơn dự kiến là 125 điểm cơ bản để chấm dứt chu kỳ thắt chặt trong tháng 9/2022, trong khi Brazil tăng mạnh lãi suất trong tháng 9/2022. Dù vậy, các Ngân hàng Trung ương ở thị trường mới nổi đã tăng lãi suất tổng cộng 6.340 điểm cơ bản cho đến này, nhiều hơn gấp hai lần so với mức 2.745 điểm cơ bản trong cả năm 2021.

Ảnh minh hoạ 

Claudia Calich, người đứng đầu bộ phận nợ của các thị trường mới nổi tại M&G Investments cho rằng, các thị trường mới nổi đang đi trước nhiều ngân hàng trung ương ở các thị trường phát triển. Từ góc độ lãi suất, những nước này đang tiến tới cuối chu kỳ thắt chặt. 

Khi Mỹ thúc đẩy việc tăng lãi suất mạnh nhất trong suốt nhiều năm, các nhà đầu tư quan tâm hơn một cách bất thường tới các thị trường mới nổi của châu Á. Mặc dù không chứng kiến đà tăng ấn tượng nào, nhưng thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi châu Á ổn định cho thấy các nhà đầu tư có thể đã ngừng việc vội vã tìm cách bán tháo. 

Chiến lược gia tiền tệ Masafumi Yamamoto tại Mizuho Securities cho biết thời gian qua, các loại tiền tệ của thị trường mới nổi đã bị bán tháo quá mức, đặc biệt là các loại tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra tại các nước phát triển đang hỗ trợ các đồng tiền châu Á và các loại tiền tệ của thị trường mới nổi. 

Các thị trường mang tính định hướng của khu vực như Hàn Quốc và Indonesia đang có dấu hiệu cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua. Thay vì sụp đổ, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Indonesia đã tăng tương đối tốt.

Thu Ha Chow, chuyên gia tại Công ty quản lý tài sản Dutch Asset, đánh giá cho đến thời điểm này, thị trường châu Á thực sự đã duy trì sự ổn định tương đối tốt trước áp lực mà họ đang phải chịu. Các động thái này khác xa so với giai đoạn đầu chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ gần đây nhất của Fed vào năm 2013, khi Ấn Độ và Indonesia được coi là một trong những “nền kinh tế mới nổi mong manh" dễ bị tổn thương trước việc Mỹ tăng lãi suất.

Đọc thêm

Xem thêm