Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:36 18/11/2024

Tìm ra công thức tăng trưởng, Masan (MSN), Thế giới Di động (MWG)… đua chiếm thị phần bán lẻ

Sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng của người Việt, từ chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ lẻ sang các chuỗi siêu thị, kênh online chính là mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ bách hóa hiện đại như Tập đoàn Masan, Thế giới Di động…

Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam

Theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong giai đoạn 2017 - 2023 vừa qua, bất chấp sản lượng bán hàng đã bão hoà tại các khu vực đô thị, doanh số bán lẻ tạp hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ sự mở rộng tại khu vực nông thôn.

Chứng khoán Rồng Việt dự báo tổng doanh số của thị trường bán lẻ bách hóa sẽ đạt mức tăng trưởng một chữ số khi tỷ lệ tiêu thụ hàng tạp hóa trên đầu người tại Việt Nam đạt đến mức giới hạn (xấp xỉ 30% thu nhập).

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, giá trị thị trường bán lẻ bách hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 2,8% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028, giảm 28 điểm phần tăm so với tỷ lệ giai đoạn 2017-2022.

Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các kênh bán lẻ hiện đại.

 

Mặc dù khả năng tăng trưởng quy mô thị trường thấp, Chứng khoán Rồng Việt nhẫn mạnh làn sóng gia nhập thị trường bán lẻ tạp hóa từ cả chuỗi hàng tạp hóa trong nước và nước ngoài trong những năm gần đây vẫn mạnh mẽ, với các thương hiệu như Go!, Aeon, BigC, Winmart, Bách hóa Xanh.... Điều này cho thấy thị trường bán lẻ bách hóa của Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các chuỗi hiện đại.

Các nhà bán lẻ đã nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng của người Việt, hướng tới ưa chuộng các kênh hiện đại, được hỗ trợ bởi dịch vụ vượt trội so với chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ (như an toàn thực phẩm, không mặc cả giá, môi trường mua sắm sạch sẽ và rộng rãi…). Thị phần ngày càng tăng đã xác nhận xu hướng này.

“Về thị phần cụ thể, dựa trên khoảng 12% thị phần kênh hiện đại so với xấp xỉ 84% thị phần của cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong việc mở rộng thị phần của các chuỗi này trong những năm tới. Chúng tôi nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngành bán lẻ tạp hóa hiện đại ở Việt Nam còn kém xa so với các nước Đông Nam Á,” theo Chứng khoán Rồng Việt.

Tái cấu trúc sau giai đoạn "đốt tiền"

Trong các doanh nghiệp niêm yết, hai đơn vị “đặt cược” vào mảng bán lẻ bách hóa những năm gần đây chính là Tập đoàn Masan (mã cổ phiếu MSN) với chuỗi siêu thị WinCommerce và Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã cổ phiếu MWG) với chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh.

Cả WinCommerce của MSN và Bách Hóa Xanh của MWG đều trải qua điệp khúc tăng trưởng nóng trước đại dịch Covid-19 rồi buộc phải tự đóng bớt cửa hàng vì "càng làm càng lỗ".

Tập đoàn Masan cho biết chuỗi WinCommerce đã tạo ra bước ngoặt trong quý 3/2024 sau giai đoạn tái cấu trúc.

 

Theo dữ liệu của Chứng khoán Rồng Việt, giai đoạn trước khi tái cấu trúc, WinCommerce (2015 - 2019) ghi nhận khoản lỗ hơn 20.451 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng -24,3%; còn Bách Hóa Xanh (2016 - 2022) lỗ 8.077 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng -8,6%.

Trong bối cảnh "đốt tiền" chỉ để giành được 1-2% thị phần khiến 5-7 năm hoạt động vẫn thua lỗ khiến cả Tập đoàn Masan và Thế giới Di động phải triển khai các kế hoạch tái cấu trúc.

Các kế hoạch này bao gồm đóng cửa hoàn toàn các cửa hàng không hiệu quả, tái cấu trúc hoàn toàn các SKUs (ưu tiên các mặt hàng có biên lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa chi phí lưu kho, giảm hủy hàng), thiết kế lại bố cục cửa hàng (giới thiệu hình ảnh mới và kích thước cửa hàng nhỏ hơn để giảm chi phí thuê), và cải thiện hệ thống logistics và kho bãi.

Sau quá trình tái cơ cấu, các chuỗi bán lẻ bách hóa của hai doanh nghiệp đã có những điểm sáng. Hết quý 3/2023, chuỗi WinCommerce đạt điểm hóa vốn EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Chậm hơn, tháng 12/2023, chuỗi Bách Hóa Xanh cũng làm được được điều tương tự, với doanh thu 1,8 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.

Đáng chú ý, kết thúc quý 3/2024, WinCommerce ghi nhận 20 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2024, lần đầu tiên kể từ giai đoạn dịch COVID-19. Doanh thu của toàn chuỗi tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng. Đại diện Tập đoàn Masan nhấn mạnh, con số này báo hiệu lộ trình thu về mức lợi nhuận bền vững của WinCommerce trong thời gian tới.

Đối với Thế giới Di động, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận mức lợi nhuận 90 tỷ đồng trong quý 3/2024, nối tiếp 2 quý có lợi nhuận dương liên tiếp, và mức doanh thu trung bình/tháng/cửa hàng được duy trì ở khoảng 2,1 tỷ đồng.

Tìm ra công thức tăng trưởng, tiếp tục gia tăng thị phần

Lãnh đạo Thế giới Di động tự tin lợi nhuận từ chuỗi Bách Hóa Xanh có thể cán mốc nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 1 - 2 năm tới.

 

Tiềm năng của ngành bán lẻ bách hóa hiện đại vẫn rộng mở khi cả Tập đoàn Masan và Thế giới Di động đều có kể hoạch mở mới để gia tăng thị phần.

Theo chia sẻ mới đây của bà Nguyễn Thị Phương - Tổng giám đốc WinCommerce, công ty sẽ đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm 2024 với khoảng 100 cửa hàng minimart mới trong mỗi quý, tương đương với việc mỗi ngày mở trung bình 1 cửa hàng, hướng đến mục tiêu có 4.000 cửa hàng vào cuối năm nay. 

Chuỗi WinCommerce hiện đặt mục tiêu đạt 10.000 cửa hàng vào năm 2030. Như vậy, tốc độ mở mới điểm bán của WinCommerce sẽ lên đến 1.000 cửa hàng/năm từ nay đến năm 2030; qua đó, kỳ vọng trở thành đơn vị bán lẻ có độ phủ lớn nhất Việt Nam.

Tổng Giám đốc WinCommerce cũng cho biết, về chiến lược mở rộng chuỗi trong thời gian tới, WinCommerce không chỉ tập trung tại các vùng đô thị lớn mà còn mở rộng ra các khu vực nông thôn, đặc biệt là các vị trí gần khu dân cư.

Theo đó, Tập đoàn Masan đã nâng cấp, cải tiến mô hình cửa hàng WIN nhằm hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị, và triển khai mô hình WinMart+ Rural nhằm phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn. Hai mô hình cửa hàng này được đánh giá đạt hiệu quả vượt trội so với mô hình truyền thống.

“Nhờ quy trình mua đất và thiết kế cửa hàng được tối ưu hóa, chuỗi WinCommerce hiện chỉ cần 30 ngày để khai trương một cửa hàng mới”, bà Nguyễn Thị Phương tiết lộ.

Xem thêm: "Chuỗi EraBlue - "Át chủ bài" tỷ USD mới của Thế giới Di động (MWG)?" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Trong khi đó, chuỗi Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu mở thêm 50 - 100 cửa hàng trong 6 tháng cuối năm nay. Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh cho biết việc mở mới các cửa hàng vẫn đang đi đúng hướng, trong đó có kế hoạch thăm dò tiếp 1 - 2 tỉnh chưa hề hiện diện trước đây.

Đồng thời, chuỗi Bách Hóa Xanh đã tìm được công thức mở mới hiệu quả, bao gồm vấn đề về tài chính, mặt bằng, đội ngũ nhân sự, đầu tư cơ bản... Trong năm 2025, chuỗi dự kiến khai trương 100 - 200 cửa hàng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động cho biết chuỗi bán lẻ tạp hoá Bách Hóa Xanh có thể cân nhắc mở rộng ra thị trường miền Bắc trong năm 2025 và tự tin chuỗi bán lẻ này có thể đạt con số lợi nhuận nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 1 - 2 năm tới.

Đọc thêm

Xem thêm