Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:30 15/05/2024

Thủy sản Việt phát huy lợi thế hàng giá trị gia tăng

DNVN - Các doanh nghiệp thuỷ sản đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó việc lựa chọn chiến lược kinh doanh hàng chế biến giá trị gia tăng được coi là phù hợp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, biến động thị trường những năm qua cho thấy, lựa chọn chiến lược kinh doanh hàng chế biến giá trị gia tăng (GTGT) sẽ là phù hợp hơn cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Ví dụ, trong xuất khẩu sản phẩm cá tra quý I năm nay, trong khi xuất khẩu cá tra phile đông lạnh giảm 5% thì xuất khẩu sản phẩm cá tra chế biến GTGT tăng 16% và xuất khẩu cá tra khô tăng gần 9%.

Đáng lưu ý, 2 dòng sản phẩm phụ là bong bóng cá tra và snack da cá lại ghi nhận mức tăng khả quan. Trong đó, xuất khẩu bong bóng cá tra đạt 19,4 triệu USD, tăng 17%, với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc chiếm 79%.

Tương tự như vậy, sản phẩm tôm xuất khẩu quý I năm nay cũng tập trung tăng trưởng vào dòng sản phẩm tôm bỏ đầu, chừa đuôi. Đối với cá ngừ, dòng sản phẩm đóng hộp có mức tăng trưởng mạnh nhất, tăng 48% so với cùng kỳ.

Ngành thuỷ sản tập trung kinh doanh hàng chế biến giá trị gia tăng.

Tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, sản phẩm GTGT là lợi thế của Việt Nam. Ngược lại, với thị trường Trung Quốc, thủy sản sống có tiềm năng hơn … Quý I năm nay, Trung Quốc đang tăng nhu cầu đối với tôm hùm, cua sống từ Việt Nam, cá chẽm, cá mắt kiếng, mực nang, mực ống đông lạnh của Việt Nam.

Sự quan tâm sâu sắc của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hải sản sống nhập khẩu mang lại cơ hội sinh lợi cho các nhà xuất khẩu. Các món ngon như tôm hùm, cua hoàng đế, cua xanh đang có nhu cầu cao, đặc biệt dành cho những sự kiện như tiệc chiêu đãi, đám cưới…

Theo VASEP, các sản phẩm thuỷ sản chế biến giá trị gia tăng (GTGT) của Việt Nam được khách hàng đặc biệt quan tâm và để lại dấu ấn tại triển lãm thủy sản toàn cầu năm 2024 diễn ra vào cuối tháng tư vừa qua.

Triển lãm thuỷ sản toàn cầu năm 2024 có tổng cộng 37 đơn vị chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại gian hàng quốc gia Việt Nam. Trong đó, có 9 công ty chế biến tôm, 8 công ty chế biến cá tra và 4 công ty chế biến cá ngừ, và 15 công ty chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản nói chung.

Các sản phẩm tôm, cá tra ăn liền được các doanh nghiệp chế biến thành nhiều món ăn phong phú, đa dạng và mời khách tham gian thưởng thức ngay tại các gian hàng. Các sản phẩm chế biến hết sức phong phú, phối trộn với nhiều nguyên liệu được khách tham gia thích thú và đánh giá cao sau khi được nếm thử.

Đọc thêm

Xem thêm