Thị trường hàng hóa
Trong đó, thu nội địa đạt 43,6% dự toán, tăng 12,9%; thu từ dầu thô đạt 46,2% dự toán, tăng 0,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 40,3% dự toán, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu nội địa 4 tháng đầu năm đạt khá so dự toán chủ yếu do các doanh nghiệp đã tạm nộp 3/5 kỳ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại (gồm: kỳ quý IV/2023, kỳ quyết toán năm 2023, kỳ quý I/2024) nên thu thuế thu nhập doanh nghiệp ước đạt 56,5% dự toán, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại ước đạt 44,8% dự toán.
Bên cạnh đó, chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước đã nộp NSNN đạt 175% so dự toán; thu từ xổ số kiến thiết ước đạt 51,1% so dự toán. Nếu loại trừ các nguồn thu này thì các nguồn thu còn lại 4 tháng đầu năm ước đạt khoảng 35,8% dự toán.
Có 10/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (trên 34% dự toán), trong đó thu từ 03 khu vực kinh tế (chiếm 50,9% dự toán thu nội địa) ước đạt 45,7% dự toán; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 45,1% dự toán; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ước đạt 51,1% dự toán; thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước ước đạt 81,4% dự toán; thu khác ngân sách ước đạt 48,7% dự toán...
Riêng 02 khoản thu tiến độ thu đạt thấp so dự toán: thu cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 21,6% dự toán, bằng 78,8% so cùng kỳ; các khoản thu về nhà, đất ước đạt 25,7% dự toán, song vẫn có tăng trưởng 74% so cùng kỳ chủ yếu do một số địa phương đã tổ chức tốt công tác đấu giá đất, giao đất cho các dự án từ cuối năm 2023 và phát sinh số thu nộp NSNN đầu năm 2024
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 25/63 địa phương thực hiện thu nội địa 4 tháng đạt trên 40% dự toán; 54/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ.
Luỹ kế chi NSNN 4 tháng ước đạt 522,2 nghìn tỷ đồng, bằng 24,6% dự toán, tăng 4,4% so cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 17,1% dự toán, tỷ lệ giải ngân ước đạt 17,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 4,8% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 tỷ lệ giải ngân đạt 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); chi trả nợ lãi ước đạt 35,7% dự toán, tăng 17,4% so cùng kỳ; chi thường xuyên ước đạt 29,1% dự toán, tăng 3% so cùng kỳ.
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng năm 2024 là 6,4 nghìn tỷ đồng để bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống khi thực hiện phân giới cắm mốc biên giới; kinh phí phòng, chống dịch và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 13,5 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã giao khoảng 663,8 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng hợp đến thời điểm báo cáo, các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng thêm (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) khoảng 42,4 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tổng số kế hoạch vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết đạt 103,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, thì đạt 96,81%); vẫn còn gần 21,17 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết của 21 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương, chiếm 3,19% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó vốn ngân sách trung ương là 10,92 nghìn tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 10,25 nghìn tỷ đồng).
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/4/2024, đã thực hiện phát hành 102,97 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 11,22 năm, lãi suất bình quân 2,23 %/năm.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm