Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 30/11/2023

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào chu kỳ mới

Sau giai đoạn phát triển nóng với việc phát hành trái phiếu ồ ạt của loạt doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, thị trường trái phái doanh nghiệp đã bước vào chu kỳ mới.

Theo Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating), giai đoạn từ năm 2017-2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng các đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ngành bất động sản (chiếm tỷ lên 36% tổng giá trị phát hành trái phiếu), ngân hàng (31%) và xây dựng (8%)…

Sau giai đoạn phát triển nóng với việc phát hành trái phiếu ồ ạt của loạt doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, thị trường trái phái doanh nghiệp đã bước vào chu kỳ mới.

 

Đáng chú ý, trong giai đoạn tăng trưởng nóng, quy mô phát hành của nhiều doanh nghiệp SPE (doanh nghiệp vỏ, được mở ra với mục đích huy động vốn) tăng đột biến từ mức 36 nghìn tỷ đồng năm 2018 lên 137 nghìn tỷ đồng năm 2021. Trong đó, hơn một nửa số SPE đã có vấn đề và có thể gây hệ lụy cho thị trường ở giai đoạn sau bởi đặc trưng của các SPE là không có dòng tiền thật hoạt động để trả nợ mà phải dùng dòng tiền khác để trả cho các khoản vay trái phiếu.

Giai đoạn từ năm 2021-nay, thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh khi giá trị trái phiếu chậm trả gốc/lãi tăng vọt. Trong đó, nhóm bất động sản, xây dựng và tiện ích (chủ yếu là dự án năng lượng tái tạo) chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 23,5%; 24,8% và 21,9%.

Điểm tích cực của thị trường trái phiếu hiện nay, theo VIS Rating, là đã bước sang chu kỳ mới phát triển theo hướng bền vững hơn. Đó là số lượng trái phiếu chậm trả gốc và lãi tháng 10/2023 lần đầu giảm, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu ổn định từ tháng 7/2023.

Đặc biệt, theo dự phóng của VIS Rating, giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ giảm dần trong vòng 12-18 tháng tới, từ mức 19.000 tỷ đồng trong quý 4/2023 xuống 8.000 tỷ đồng trong quý 1/2024, 13.000 tỷ đồng quý 2/2024; 13.000 tỷ đồng quý 3/2024 và 9.000 tỷ đồng trong quý 4/2024.

Tuy nhiên, để hồi phục thị trường trái phiếu 1 cách lành mạnh, bền vững như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên thị trường cần sớm chuẩn bị lại bộ máy, sẵn sàng lăn bánh khi Nghị định 65 sẽ kích hoạt 1 hành lang pháp lý chuẩn chỉnh hơn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2024.

Đọc thêm

Xem thêm