Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 20/12/2023

Thị trường lúa gạo năm 2024: Nhiều tín hiệu lạc quan

DNVN – Năm 2024, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung đông và Châu Phi.

Năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mốc kỷ lục 8 triệu tấn

Tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, các cuộc hội thảo chuyên ngành về lúa gạo thu hút sự quan tâm của các đại biểu trong và ngoài nước. Trong đó, có hội thảo bàn về vấn đề nóng "Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới".

Năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mốc kỷ lục 8 triệu tấn

Tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, các cuộc hội thảo chuyên ngành về lúa gạo thu hút sự quan tâm của các đại biểu trong và ngoài nước. Trong đó, có hội thảo bàn về vấn đề nóng "Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới".

 

 

  •  
  •  
  •  
  •  

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam (người ngồi giữa) chủ trì hội thảo

 

  

  •  
  •  
  •  

Theo báo cáo tại hội thảo, trong 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 7,75 triệu tấn về sản lượng và 4,41 tỷ USD về giá trị, tăng tương ứng 16,2% và 36,3% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng ước đạt 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Năm 2024, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục có nhiều tín hiệu lạc quan.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, đối với Việt Nam, lúa gạo ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, còn có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế đã và đang mang lại nguồn thu giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam, góp phần vào an sinh, ổn định xã hội.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế thời gian tới tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung đông và Châu Phi.

 

Tuy nhiên, việc tăng sản lượng gạo xuất khẩu sẽ có tác động đến lượng gạo dự trữ tại các nước xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu tăng dẫn đến giá lúa nguyên liệu tăng theo và phần nào ảnh hưởng đến giá cả của gạo tại thị trường trong nước.

“Trước mắt, ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai nhiều đề án liên quan tới sản xuất lúa gạo như "Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” và “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL", Thứ trưởng Nam nói.

 

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tich HĐND tỉnh Hậu Giang

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.

 

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tich HĐND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh Hậu Giang có diện tích đất trồng lúa là 78.890ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm sản xuất cho ra gần 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt và là nguồn kinh tế chính của trên 100.000 hộ nông dân.

 

“Hậu Giang đã xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hàng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000ha. Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT triển khai Đề án “Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, năm 2025 là 28.000ha và đến năm 2030 là 46.000ha”, ông Huyến nói.

Thị trường lúa gạo tiếp tục sôi động trong năm 2024

Dự báo về thị trường xuất khẩu gạo năm 2024, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, thị trường số một của Việt Nam tiếp tục là Philippines, hiện chiếm khoảng 35% thị phần gạo Việt Nam xuất khẩu.

 

Nông dân ĐBSCL tham quan triển lãm máy nông nghiệp tại con đường lúa gạo Việt Nam

Nông dân ĐBSCL tham quan triển lãm máy nông nghiệp tại con đường lúa gạo Việt Nam.

 

 

Ông Hòa dự báo trong năm 2023, Philippines nhập khẩu gạo hơn 2,8 triệu tấn, trong đó 90% khối lượng được nhập khẩu từ Việt Nam, 4,5% từ Thái Lan đạt 126.560 tấn, 4,3% từ Myanmar đạt 120.538 tấn, còn lại đến từ Pakistan, Ấn Độ, Campuchia.

Nhận định rõ xu hướng chuyển đổi sản xuất bền vững, phát triển xanh, tiêu dùng xanh của thị trường lúa gạo, ông Lê Thanh Hòa khuyến cáo các doanh nghiệp đi vào vấn đề chất lượng, thay vì quá quan tâm đến năng suất, sản lượng như thời gian trước đây.

“Yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu ngày càng cao, các nước đang ngày càng nâng cao các biện pháp, rào cản kỹ thuật để hạn chế, kiểm soát hàng nhập khẩu từ nước ngoài”, ông Hòa chia sẻ tại hội thảo.

Nhận định tổng quan về thị trường gạo thế giới và xu hướng trong thời gian tới, ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, hiện gạo là nguồn lương thực chính đối với hơn 3,5 tỷ người/ một nửa dân số thế và cung cấp khoảng 20% nguồn cung năng lượng trong bữa ăn toàn cầu.

 

Tại khu vực châu Á, tiêu thụ gạo có thể chiếm đến 70% lượng hấp thụ calo mỗi ngày. Trong khi đó, việc trồng lúa chiếm 40% nước tưới tiêu; 15% đất ngập nước và 10% lượng khí thải metan toàn cầu.

Ở góc nhìn khác, ông Subramanian đến từ Công ty SSRESOURCE MEDIA (Singapore) cho rằng thị trường lúa gạo là sự tổng hợp từ tình hình chính trị và khí hậu. Về nguồn cung, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thì năm 2024 thị trường có những phản ứng có lợi cho lúa gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, để cập nhật được thông tin về thị trường, Việt Nam có thể thai khác từ nhiều nguồn mở trên Internet, qua đó có thể hiểu được quan hệ cung - cầu trong thời gian tới, hiểu được về xu hướng giá của lúa gạo.

Ông Denny Abdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam cho biết, khi tăng trưởng kinh tế tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa càng là một thách thức với nhân loại.

Khu vực Đông Nam Á có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. 5 quốc gia sản xuất lúa hàng đầu gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Myanmar giữ nguồn cung quan trọng trong thị trường lúa gạo toàn cầu.

 

Để các quốc gia trong khu vực duy trì, nâng cao hơn nữa vị thế, ông Abdi đề xuất các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn trong chuỗi giá trị gạo phù hợp với thị trường quốc tế và hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam (người ngồi giữa) chủ trì hội thảo

  Theo báo cáo tại hội thảo, trong 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 7,75 triệu tấn về sản lượng và 4,41 tỷ USD về giá trị, tăng tương ứng 16,2% và 36,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng ước đạt 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Năm 2024, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục có nhiều tín hiệu lạc quan.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, đối với Việt Nam, lúa gạo ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, còn có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế đã và đang mang lại nguồn thu giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam, góp phần vào an sinh, ổn định xã hội.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế thời gian tới tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung đông và Châu Phi.

Tuy nhiên, việc tăng sản lượng gạo xuất khẩu sẽ có tác động đến lượng gạo dự trữ tại các nước xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu tăng dẫn đến giá lúa nguyên liệu tăng theo và phần nào ảnh hưởng đến giá cả của gạo tại thị trường trong nước.

“Trước mắt, ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai nhiều đề án liên quan tới sản xuất lúa gạo như "Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” và “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL", Thứ trưởng Nam nói.

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tich HĐND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh Hậu Giang có diện tích đất trồng lúa là 78.890ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm sản xuất cho ra gần 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt và là nguồn kinh tế chính của trên 100.000 hộ nông dân.

“Hậu Giang đã xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hàng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000ha. Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT triển khai Đề án “Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, năm 2025 là 28.000ha và đến năm 2030 là 46.000ha”, ông Huyến nói.

Thị trường lúa gạo tiếp tục sôi động trong năm 2024

Dự báo về thị trường xuất khẩu gạo năm 2024, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, thị trường số một của Việt Nam tiếp tục là Philippines, hiện chiếm khoảng 35% thị phần gạo Việt Nam xuất khẩu.

Nông dân ĐBSCL tham quan triển lãm máy nông nghiệp tại con đường lúa gạo Việt Nam.

Ông Hòa dự báo trong năm 2023, Philippines nhập khẩu gạo hơn 2,8 triệu tấn, trong đó 90% khối lượng được nhập khẩu từ Việt Nam, 4,5% từ Thái Lan đạt 126.560 tấn, 4,3% từ Myanmar đạt 120.538 tấn, còn lại đến từ Pakistan, Ấn Độ, Campuchia.

Nhận định rõ xu hướng chuyển đổi sản xuất bền vững, phát triển xanh, tiêu dùng xanh của thị trường lúa gạo, ông Lê Thanh Hòa khuyến cáo các doanh nghiệp đi vào vấn đề chất lượng, thay vì quá quan tâm đến năng suất, sản lượng như thời gian trước đây.

“Yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu ngày càng cao, các nước đang ngày càng nâng cao các biện pháp, rào cản kỹ thuật để hạn chế, kiểm soát hàng nhập khẩu từ nước ngoài”, ông Hòa chia sẻ tại hội thảo.

Nhận định tổng quan về thị trường gạo thế giới và xu hướng trong thời gian tới, ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, hiện gạo là nguồn lương thực chính đối với hơn 3,5 tỷ người/ một nửa dân số thế và cung cấp khoảng 20% nguồn cung năng lượng trong bữa ăn toàn cầu.

Tại khu vực châu Á, tiêu thụ gạo có thể chiếm đến 70% lượng hấp thụ calo mỗi ngày. Trong khi đó, việc trồng lúa chiếm 40% nước tưới tiêu; 15% đất ngập nước và 10% lượng khí thải metan toàn cầu.

Ở góc nhìn khác, ông Subramanian đến từ Công ty SSRESOURCE MEDIA (Singapore) cho rằng thị trường lúa gạo là sự tổng hợp từ tình hình chính trị và khí hậu. Về nguồn cung, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thì năm 2024 thị trường có những phản ứng có lợi cho lúa gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, để cập nhật được thông tin về thị trường, Việt Nam có thể thai khác từ nhiều nguồn mở trên Internet, qua đó có thể hiểu được quan hệ cung - cầu trong thời gian tới, hiểu được về xu hướng giá của lúa gạo.

Ông Denny Abdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam cho biết, khi tăng trưởng kinh tế tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa càng là một thách thức với nhân loại.

Khu vực Đông Nam Á có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. 5 quốc gia sản xuất lúa hàng đầu gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Myanmar giữ nguồn cung quan trọng trong thị trường lúa gạo toàn cầu.

Để các quốc gia trong khu vực duy trì, nâng cao hơn nữa vị thế, ông Abdi đề xuất các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn trong chuỗi giá trị gạo phù hợp với thị trường quốc tế và hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư.

Đọc thêm

Xem thêm