Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:03 08/07/2023

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 8/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu và giá ngô duy trì đà tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 8/7/2023 và nhìn lại tuần qua, giá dầu tăng vào phiên cuối tuần sau khi giảm mạnh ở tuần trước. Giá ngô tăng vọt.

Giá dầu duy trì xu hướng tăng

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2023, giá dầu cho thấy tín hiệu hồi phục. Tuy nhiên, dầu thô đã đánh dấu quý giảm giá thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại các nước tiêu thụ hàng đầu có thể làm giảm triển vọng nhu cầu.

Giá dầu thô tăng vào cuối tuần

Trong tuần qua, giá dầu được hỗ trợ chủ yếu do các dữ liệu từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và bối cảnh kinh tế vĩ mô tương đối tích cực tại Mỹ. Giá dầu WTI đã lấy lại mốc 70 USD/thùng sau khi tăng 2,14%, và giá dầu Brent cũng tăng 1,89% lên mức 75,41 USD/thùng.

Tuy nhiên, sang ngày 3/7, đà tăng của giá dầu trong nửa đầu phiên giao dịch ngày 03/07 đã bị xoá sạch trong phiên tối, khiến cho dầu thô đóng cửa trong sắc đỏ, cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp. Lo ngại về rủi ro tăng trưởng, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, đã lấn át hàng loạt các rủi ro từ phía nguồn cung và kéo giá dầu suy yếu. Kết phiên, giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng sau khi giảm 1,2%. Dầu Brent chốt phiên ở mức 74,65 USD/thùng, giảm 1,01% so với phiên trước đó.

Sang ngày 4/7, thị trường dầu thô đón nhận lực mua quay trở lại khi mối lo về nguồn cung thu hẹp còn tiềm ẩn, bất chấp bối cảnh kinh tế vĩ mô kém sắc có thể làm sụt giảm nhu cầu.

Kết phiên, giá dầu WTI tăng 1,79% lên mức 71,04 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên ở mức giá 76,25 USD/thùng, cao hơn 2,14% về giá trị so với phiên trước đó.

Đến ngày 5/7, dầu thô Mỹ đón nhận lực mua tích cực khi các nhà đầu tư phản ứng với các thông tin từ việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga sau kỳ nghỉ Lễ Tết độc lập. Điều này đã giúp dầu WTI thu hẹp khoảng cách chênh lệch so với dầu Brent.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/07, giá dầu WTI tăng mạnh 2,87% lên mức 71,79 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua, trong khi giá dầu Brent tăng nhẹ 0,52% lên mức 76,65 USD/thùng.

Đến cuối tuần, dầu thô ghi nhận một phiên biến động mạnh, với tác động từ các dữ liệu kinh tế của Mỹ đẩy giá dầu WTI có thời điểm về gần mốc 70 USD/thùng trong khi dầu Brent giảm xuống vùng 75 USD/thùng. Tuy nhiên, dữ liệu tồn kho từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), rủi ro thâm hụt nguồn cung và sự lạc quan của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) về nhu cầu dầu thô đã kéo giá dầu đảo chiều tăng mạnh vào cuối phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/7, giá dầu WTI tăng 0,01% lên mức 71,8 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,18% xuống 75,61 USD/thùng.

Đồng USD tăng giá ngay sau dữ liệu do lo ngại tiến trình thắt chặt tiền tệ sẽ được thúc đẩy, kéo giá dầu WTI và Brent giảm mạnh ngay sau dữ liệu khi chi phí mua hàng trở nên đắt đỏ hơn. Đồng thời, lãi suất cao cũng sẽ làm gia tăng rủi ro suy thoái kinh tế và tác động tiêu cực tới bức tranh tiêu thụ.

Tuy nhiên, báo cáo từ EIA đưa ra một số tín hiệu về nhu cầu khởi sắc của Mỹ, đã kéo giá dầu đảo chiều tăng trở lại.

Cụ thể, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ đã giảm 1,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/06, trong khi tồn kho xăng và tồn kho nhiên liệu chưng cất trong tuần trước đều ghi nhận mức giảm mạnh lần lượt 2,5 và 1 triệu thùng.

Nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tuần trước cũng đã ghi nhận sự gia tăng thêm 0,46 triệu thùng/ngày lên hơn 7 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, tổng sản phẩm cung cấp trong tuần, một thước đo về nhu cầu, cũng đã tăng mạnh gần 1 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 21,235 triệu thùng, vượt mức trung bình 4 tuần qua.

Các dữ liệu phản ánh năng lực tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ có sự gia tăng trong mùa di chuyển cao điểm, hỗ trợ mạnh mẽ cho giá dầu dần xoá bỏ đà giảm trước đó.

Củng cố cho đà phục hồi của giá dầu, hãng tin Reuters cho biết OPEC dự kiến sẽ giữ quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm tới khi công bố báo cáo thị trường dầu tháng 7.

Tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 của OPEC dự kiến sẽ thấp hơn mức dự báo 2,35 triệu thùng/ngày cho năm nay, nhưng OPEC vẫn dự báo mức tăng trưởng trên mức trung bình trong năm tới và cao hơn nhiều so với mức 0,8 triệu thùng/ngày trong báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Giá kim loại diễn biến giằng co

Vào đầu tuần, trên thị trường kim loại, ngoại trừ mức tăng gần 2% của Kẽm LME, tất cả các mặt hàng còn lại đều ghi nhận mức biến động dưới 1% cho thấy diễn biến giằng co trong ngày thị trường Mỹ nghỉ Lễ. Giá bạch kim dẫn dắt xu hướng nhóm kim loại quý, với mức tăng gần 1%, nối dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp.

Nối tiếp đà tăng của phiên trước đó, vai trò trú ẩn của kim loại quý tiếp tục được phát huy trong bối cảnh lo ngại suy thoái gia tăng, sau khi dữ liệu chỉ ra hoạt động sản xuất của Mỹ suy yếu trong tháng 5.

Hơn nữa, trong bối cảnh vắng bóng tin tức vĩ mô, các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng chờ đợi biên bản họp tháng 6 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) được công bố vào 1h sáng thứ Năm (theo giờ Việt Nam).

Giá kim loại giảm vào cuối tuần

Bên cạnh đó, mặt hàng bạc nhận được lực mua tích cực nhờ triển vọng tiêu thụ khởi sắc. Cán cân cung cầu bạc được dự báo sẽ thâm hụt mạnh hơn bởi nhu cầu tăng vọt từ các nhà sản xuất tấm pin mặt trời trong năm 2023, theo Peter Krauth, biên tập viên của Silver Stock Investor. Đồng thời, những vấn đề an ninh tại Mexico, quốc gia sản xuất bạc lớn nhất thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng có thể làm giảm 10% sản lượng khoáng sản tại quốc gia này.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 0,25% sau khi trải qua phiên giao dịch khá giằng co do thông tin cơ bản trái chiều.

Phiên cuối tuần, đối với nhóm kim loại quý, giá bạc dẫn dắt đà suy yếu với mức giảm 0,96% xuống 22,89 USD/ounce, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng 2 tuần. Trong khi giá bạch kim đánh mất 0,69% giá trị, chốt phiên tại 909,7 USD/ounce.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 1,57% xuống 3,73 USD/ounce. Lo ngại nguy cơ suy thoái tăng cao khi Fed tiếp tục tăng lãi suất và triển vọng tiêu thụ đồng còn mờ nhạt tại Trung đang khiến giá đồng phải chịu sức ép.

Giá nông sản tăng giảm trái chiều

Vào giữa tuần, lúa mì là điểm sáng nổi bật nhất trên thị trường nông sản trong phiên tối qua khi bật tăng mạnh mẽ, trong bối cảnh tình hình mùa vụ tại Mỹ có xu hướng xấu đi do hạn hán. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 khép lại phiên giao dịch 05/7 với mức tăng lên tới 5,06%, đồng thời chấm dứt chuỗi 7 phiên suy yếu liên tiếp.

Trong báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) tuần này, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết chỉ có 48% diện tích lúa mì xuân của Mỹ đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 02/7, giảm 2% so với một tuần trước đó, đồng thời cũng thấp hơn mức 52% kỳ vọng của thị trường. Hơn nữa, tình trạng khô hạn tại đồng bằng phía bắc của Mỹ cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng vụ lúa mì xuân năm nay của nước này. Đối với lúa mì đông, hoạt động thu hoạch đang bị trì hoãn, khi chỉ có 37% diện tích dự kiến được thu hoạch tính tới ngày 02/7, thấp hơn mức 40% dự đoán của giới phân tích.

Giá ngô tăng vọt

Trong khi đó, giá ngô cũng tăng vọt vào đầu phiên do những lo ngại về hạn hán tại một số khu vực trồng trọt trọng điểm của Mỹ, tuy nhiên giá nhanh chóng quay đầu suy yếu và xoá đi hoàn toàn mức tăng ban đầu sau một loạt các thông tin gây sức ép.

Cũng theo Báo cáo Tiến độ mùa vụ, tỉ lệ ngô đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 02/7 của Mỹ là 51%, tăng 1% so với một tuần trước đó, đồng thời cũng bằng với dự đoán trung bình của thị trường. Tuy con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 64% cùng kỳ năm ngoái, nhưng nó phản ánh tình trạng cây trồng của Mỹ thực sự đã được cải thiện nhờ những cơn mưa thời gian gần đây.

Đến cuối tuần, lúa mì tiếp tục là mặt hàng biến động mạnh nhất, dẫn dắt xu hướng nhóm nông sản. Chốt phiên, giá lúa mì hợp đồng tháng 09 đã quay đầu giảm 2,41%. Trong bối cảnh triển vọng mùa vụ của các nước xuất khẩu lớn trên thế giới đều có sự cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi, lúa mì đã phải đối mặt với áp lực bán trong suốt phiên hôm qua.

Ở chiều ngược lại, giá ngô hợp đồng tháng 12 đã nhanh chóng khởi sắc trong phiên tối nhờ những tín hiệu tích cực về nhu cầu tiêu thụ nội địa tại Mỹ. Bên cạnh đó, lực mua kỹ thuật đã hỗ trợ giá thu hẹp đáng kể đà giảm trong đầu phiên. Giá ngô đóng cửa phiên hôm qua với mức tăng 2,63%.

Dữ liệu từ báo cáo Dầu khí hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho ethanol của nước này trong tuần từ 24/06 tới 30/06 đạt 22,26 triệu thùng, giảm 719.000 thùng so với một tuần trước đó. Hơn nữa, sản lượng ethanol của Mỹ trong tuần đánh giá đạt 1,06 triệu thùng/ngày, tăng nhẹ 8.000 thùng/ngày so với tuần trước đấy. Báo cáo của EIA phản ánh nhu cầu ethanol tại Mỹ vẫn ổn định ở mức cao trong những tuần gần đây và điều này đã tạo hỗ trợ mạnh đối với giá ngô, khi đây là nguyên liệu để sản xuất ethanol.

Đọc thêm

Xem thêm