Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:20 08/04/2023

Thị trường hàng hoá hôm nay 8/4 và nhìn lại tuần qua: Dầu thô trên 80 USD, giá cà phê tăng mạnh

Thị trường hàng hoá hôm nay 8/4 và nhìn lại tuần qua, dầu thô giữ giá trên 80 USD/thùng do quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC. Giá cà phê, đường tăng mạnh.

Dầu thô bám trụ mức trên 80 USD

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu thô đã có một tuần tăng mạnh. Bước vào đầu tuần, dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua trong bối cảnh những căng thẳng trên thị trường tài chính giảm bớt và một số lo ngại nguồn cung gián đoạn đã thúc đẩy lực mua. Giá dầu WTI trong tuần qua tăng 9,25% lên mức 75,67 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Dầu Brent tăng 7,11% lên sát mức 80 USD/thùng.

Giá dầu thô và cà phê có 1 tuần tăng mạnh

Sang ngày 4/4, giá dầu thô bật tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng qua sau động thái cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Kết thúc phiên 03/04, giá dầu thô WTI tăng 6,28% lên 80,42 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 6,31% lên 84,93 USD/thùng.

Sau khi tăng vọt lên trên vùng 80 USD/thùng, giá dầu ghi nhận những diễn biến tương đối giằng co trong bối cảnh nhóm OPEC+ cắt giảm sản lượng, nhưng thị trường cũng lo ngại về nhu cầu suy yếu do nền kinh tế Mỹ gặp sức ép. Kết phiên, giá dầu WTI tăng nhẹ 0,36% lên mức 80,71 USD/thùng. Dầu Brent gần như không có sự thay đổi khi chỉ nhích thêm 0,1% lên 84,94 USD/thùng.

Giá dầu tiếp tục xu hướng biến động giằng co trong phiên ngày 05/04, khi dữ liệu kinh tế kém sắc của Mỹ lấn át những lo ngại về nguồn cung. Giá dầu WTI kết phiên với mức giảm khiêm tốn 0,12% xuống 80,61 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng nhẹ 0,06% lên sát mốc 85 USD/thùng.

Giá dầu thô ít biến động trong phiên 6/4, với giá dầu WTI đóng cửa tăng 0,11% lên 80,70 USD/thùng, và giá dầu thô Brent nhích nhẹ 0,15% lên 85,12 USD/thùng. Đáng chú ý, sau khi tăng mạnh vào phiên giao địch dầu tuần, giá dầu đã có phiên thứ ba liên tiếp đi ngang.

Tâm lý thận trọng gia tăng bởi các nhà đầu tư cân nhắc các yếu tố từ cả hai phía cung cầu. Về phía nguồn cung, đợt cắt giảm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cùng với số liệu tồn kho giảm của Mỹ, vẫn đang hỗ trợ cho giá dầu neo ở mức cao. Tuy nhiên, thị trường đang đặt câu hỏi liệu mức cắt giảm thực tế của OPEC+ sẽ nằm trong khoảng nào, bởi các số liệu cho thấy Nga, thành viên cam kết cắt giảm 500.000 thùng, vẫn đang xuất khẩu dầu đều đặn.

Hiện châu Á đang là khu vực nhập khẩu dầu thô mạnh mẽ, với hai nước dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Reuters, tổng lượng dầu thô nhập khẩu trong tháng 3 ước tính là 116,73 triệu tấn, tương đương 27,60 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh đó, đà tăng của giá dầu cũng chững lại khi mà triển vọng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn này chưa có điểm sáng. Những kỳ vọng vào sự phục hồi của Trung Quốc phần lớn đã phản ánh vào giá, đồng thời, các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chưa tăng trưởng mạnh. Nhật Bản, nhà nhập khẩu lớn thứ ba của châu Á chỉ mua khoảng 2,52 triệu thùng/ngày trong tháng 3, và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022. Hiện công suất sử dụng nhà máy lọc dầu cùng với dự trữ dầu giảm cho thấy nhu cầu ở Nhật Bản đang yếu.

Cà phê Arabica tăng mạnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tiên trong tuần, sắc xanh áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Cà phê Arabica tạo bất ngờ khi dẫn đầu đà tăng của nhóm trong khi sự bùng nổ của giá dầu hỗ trợ giá đường thô xác lập kỷ lục giá cao mới.

Bất chấp việc thị trường đang kỳ vọng sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 sắp thu hoạch sẽ nới lỏng hơn 2 kỳ trước đó, Arabica bất ngờ bật tăng mạnh 3,37% sau khi chạm mức thấp nhất trong 2 tháng. Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE London giảm về mức thấp nhất trong 3 tháng rưỡi tại mức 742.609 bao loại 60kg, đã phần nào hỗ trợ giá trong phiên hôm qua.

Nhờ lực kéo từ Arabica cũng như lo ngại về khan hiếm nguồn cung giúp giá Robusta tiếp tục khởi sắc với mức tăng 1,04%. Mặc dù Brazil đã bắt đầu thu hoạch, sản lượng được Conab dự báo có sự suy yếu nhẹ so với năm 2022. Cùng với đó, cảnh báo của Reuters về sự khan hiếm nguồn cung tại Việt Nam và Indonesia khiến cho thị trường chứng kiến bức tranh chung về sự thu hẹp nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ đà tăng của giá.

Sang ngày 5/4, giá cà phê Arabica bật tăng hơn 3% nhờ hỗ trợ từ tồn kho tiếp tục giảm. Theo báo cáo hàng ngày của ICE, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE London đã giảm về 731.959 bao loại 60kg, mức thấp nhất kể từ 13/12/2022, dấy lên lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá tăng. Bên cạnh đó, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung càng được gia tăng sau báo cáo xuất khẩu hàng tháng của ICO với sự sụt giảm mạnh của Arabica. Cụ thể Brazilian Naturals giảm 33% và Colombian Milds giảm 6,8% trong tháng 2, góp phần hỗ trợ đà tăng của giá trong phiên hôm qua.

Nhờ lực kéo của Arabica cũng như những lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, giá Robusta ghi nhận mức tăng 2,66% trong phiên hôm qua. Xuất khẩu Robusta trong tháng 2 trên phạm vi toàn cầu cũng ghi nhận mức giảm mạnh từ 3,35 triệu bao vào 03/2022 về mức 2,89 triệu bao trong 02/2023. Điều này làm gia tăng lo ngại khan hiếm nguồn cung tại các nước cung ứng chính ở thời điểm hiện tại, từ đó hỗ trợ giá nối tiếp đà tăng sang phiên thứ liên tiếp.

Phiên cuối tuần, Arabica ghi nhận phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp, đóng cửa giá tăng gần 2% so với mức tham chiếu. Thị trường tiếp tục bị chi phối bởi ước tính thâm hụt cán cân cung - cầu cà phê niên vụ 2022/23 của Tổ chức Cà phê Thế giới ở khoảng 7.200 bao loại 60kg, khiến lực mua trở nên áp đảo. Bên cạnh đó, sự suy yếu của Dollar Index trong phiên tối qua cũng phần nào thúc đẩy nhu cầu về cà phê, từ đó hỗ trợ giá Arabica đóng cửa ở mức 183,60 cents/pound.

Trong khi đó, sau khi chạm mức cao nhất trong 7 tháng, giá Robusta đã có sự điều chỉnh với mức giảm 0,65% dù những lo ngại về khan hiếm nguồn cung tại các nước cung ứng chính vẫn tiếp diễn cũng như tồn kho Robusta trên Sở ICE London tiếp tục giảm về 74.660 tấn, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.

Giá đường lập kỷ lục

Đường thô tiếp tục xác lập kỷ lục giá mới sau khi tăng thêm 2,14% trong phiên ngày 6/4, giá đạt mức cao nhất kể từ 10/2016. Những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung tiếp tục được củng cố khi Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ cho biết nước này đã sản xuất được 30 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết hợp với dự báo sản lượng thấp tại các quốc gia sản xuất lớn khác như Thái Lan, Trung Quốc, đã đẩy thị trường vào trạng thái lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên phạm vi toàn cầu, từ đó hỗ trợ giá tiếp tục đi lên.

Đến ngày 7/4, đường thô nối có phiên thứ 6 liên tiếp khi thị trường tiếp tục bị chi phối bởi lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Theo đó, các chuyên gia tiếp tục đưa ra những dự báo sản lượng đường sụt giảm tại Ấn Độ trong niên vụ hiện tại khi các nhà máy sản xuất đường đóng cửa sớm hơn bình thường, thậm chí sản lượng có thể xuống dưới mức 33 triệu tấn. Cùng với đó, thời tiết khô nóng hơn bình thường ở thời điểm hiện tại của Thái Lan đang dấy lên lo ngại sản lượng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong niên vụ 2023/24, làm gia tăng khả năng thiếu hụt nguồn cung, từ đó thúc đẩy giá đường đang được giao dịch tăng.

Đọc thêm

Xem thêm