Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
00:00 17/06/2023

Thị trường hàng hoá hôm nay 17/6 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu biến động mạnh; Giá nông sản phục hồi

Thị trường hàng hoá hôm nay 17/6 và nhìn lại tuần qua, giá dầu có một tuần lên xuống với biên độ mạnh; Giá nông sản phục hồi.

Thị trường hàng hoá hôm nay 14/6: Giá dầu WTI tăng mạnh 3,43% lên mức 69,42 USD/thùng; Giá kim loại khởi sắcThị trường hàng hoá hôm nay 15/6: Giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng; Giá nông sản đồng loạt giảmThị trường hàng hoá hôm nay 16/6: Dầu thô tăng mạnh 3%, giá lúa mì cũng tăng 5%

Giá dầu tăng mạnh phiên cuối tuần

Giá dầu đã có một tuần với nhiều biến động trái chiều. Vào đầu tuần, theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), trong tuần giao dịch ngày 05/06 – 11/06, giá dầu mở cửa tuần với mức tăng vọt 3 USD/thùng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) gia hạn việc cắt giảm sản lượng, và thủ lĩnh nhóm Saudi Arabia cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 7. Tuy nhiên, giá dầu liên tục suy yếu trong phần lớn các phiên giao dịch trong tuần, khi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ kém sắc thúc đẩy lực bán.

Giá dầu có một tuần biến động mạnh

Giá dầu WTI đóng cửa tuần ở mức 70,17 USD/thùng, giảm 2,19% so với tuần trước đó. Giá dầu Brent giảm 1,76% xuống còn 74,79 USD/thùng.

Sau đó, giá dầu ghi nhận mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/06. Cụ thể, giá dầu WTI sụt giảm mạnh 4,35% xuống còn 67,12 USD/thùng, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 20/03. Giá dầu Brent chốt phiên tại mức 71,84 USD/thùng, tương đương mức giảm gần 4% so với phiên trước đó.

Giá dầu đã lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 13/06 sau khi lao dốc vào ngày đầu tuần. Báo cáo của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 6 cho thấy góc nhìn về nguồn cung thâm hụt nửa cuối năm, đã hỗ trợ đáng kể cho giá dầu. Trong khi đó, tình hình lạm phát tích cực tại Mỹ và một vài tín hiệu thúc đẩy tăng trưởng khả quan của Trung Quốc cũng góp phần vào đà tăng của giá.

Kết phiên, giá dầu WTI tăng mạnh 3,43% lên mức 69,42 USD/thùng và dầu Brent chốt phiên ở mức 74,29 USD/thùng, sau khi tăng 3,41%, kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp.

Sau khi đón nhận lực mua tích cực trong nửa đầu ngày giao dịch ngày 14/06, giá dầu đã đảo chiều giảm mạnh trở lại trong phiên tối và kết phiên trong sắc đỏ. Giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng, giảm 1,66% xuống 68,27 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 73,2 USD/thùng sau khi giảm 1,47%.

Giá dầu tăng mạnh trong phiên cuối tuần do được thúc đẩy bởi tình hình tiêu thụ khả quan của Trung Quốc, cùng các dấu hiệu kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Ngoài ra, mối lo nguồn cung sụt giảm vẫn tiềm ẩn, hỗ trợ cho giá dầu. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 3,44% lên mức 70,62 USD/thùng và dầu Brent tăng 3,37%, lên mức 75,67 USD/thùng.

Báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, thông lượng lọc dầu (lượng dầu thô được đưa vào các nhà máy để chế biến) của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 62 triệu tấn, mức cao thứ 2 được ghi nhận, chỉ sau tháng 3 năm nay. Con số này cũng cao hơn 0,9 triệu tấn so với tháng 4.

Các nhà máy lọc quay trở lại sau thời gian bảo trì, và nguồn dầu giá rẻ có lợi cho biên lợi nhuận sản xuất đã thúc đẩy hoạt động lọc dầu. Nhu cầu dầu thô cho hoạt động lọc dầu tại Trung Quốc duy trì ở mức cao đã thúc đẩy giá dầu, bất chấp các dữ liệu kinh tế yếu kém trong tháng 5.

Sản lượng công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 3,8% mà giới phân tích dự báo và mức tăng 5,6% hồi tháng 4. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo động lực cho các nhà hoạch định sớm đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất đối với các khoản vay trung hạn (MLF kỳ hạn 1 năm) xuống còn 2,65% từ mức 2,75%, tương đương giảm 10 điểm cơ bản. Đây có thể là tiền đề cho việc cắt giảm lãi suất cơ bản (LPR) 1 năm và 5 năm của quốc gia này trong tuần sau.

Tập đoàn Dầu mỏ Kuwait (KPC), nhà sản xuất lớn của OPEC cũng nhận thấy, nhu cầu dầu từ Trung Quốc tiếp tục tích cực trong nửa cuối năm nay, theo Reuters trích lời giám đốc điều hành của tập đoàn vào tối qua ngày 15/6.

Về phía cung, các nhà phân tích kỳ vọng việc cắt giảm sản lượng dầu thô tự nguyện được thực hiện từ tháng 5 bởi OPEC+ sẽ hỗ trợ giá dầu vào thời điểm nhu cầu mạnh mẽ. Ngân hàng UBS dự kiến ​​nguồn cung thâm hụt khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và hơn 2 triệu thùng/ngày trong tháng 7 năm nay, đồng thời dự đoán giá dầu sẽ có xu hướng cao hơn.

MXV nhận định, thị trường dầu thô hiện đang đón nhận một vài tín hiệu tích cực hơn về nhu cầu, đặc biệt là kỳ vọng quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc sẽ gia tăng các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung dầu khu vực Trung Đông bị siết chặt rất dễ khiến thị trường rơi vào trạng thái thâm hụt vào giai đoạn tiêu thụ cao điểm tháng 6, tháng 7. Điều này có thể đưa giá dầu WTI sớm phục hồi lên vùng giá 73 - 75 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu WTI vẫn sẽ khó quay lại vùng giá 80 USD/thùng trong 1, 2 tháng tới khi rủi ro tăng trưởng yếu tại Mỹ còn tiềm ẩn, nhất là khả năng lãi suất tiếp tục tăng vẫn còn bỏ ngỏ.

Giá nông sản phục hồi

Vào đầu tuần, dẫn đầu mức tăng của thị trường trong tuần qua là mặt hàng Dầu đậu tương đang liên thông với Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group). Hợp đồng Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 07/2023 chốt tuần tăng thêm 10,3% lên mức 1.203 USD/tấn. Giá đậu tương, nguyên liệu đầu vào trong sản xuất dầu đậu tương, cũng tăng 2,5% lên 509,5 USD/tấn.

Những lo ngại về nguồn cung đậu tương tại các vùng sản xuất trọng điểm là nguyên nhân chính khiến giá tăng trong thời gian gần đây. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã giảm dự báo sản lượng đậu tương của Argentina, nước sản xuất dầu đậu tương lớn nhất thế giới, đi 2 triệu tấn xuống còn 25 triệu tấn. Thời tiết xấu đã làm mất 42% sản lượng mùa vụ đậu tương của Argentina so với năm ngoái. Điều này khiến lượng xuất khẩu dầu đậu tương dự kiến sẽ chỉ đạt 3,75 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm 23% so với niên vụ trước.

Tại Mỹ, giai đoạn gieo trồng đậu tương mùa vụ 2023/24 đã hoàn thành trên 96% diện tích dự kiến. Mặc dù tốc độ gieo trồng nhanh hơn mức trung bình trong 5 năm trở lại đây, nhưng chất lượng đang ở mức đáng lo ngại. USDA báo cáo chỉ có 62% diện tích đang đạt chất lượng tốt & tuyệt vời, là hậu quả của thời tiết khô hạn kéo dài từ đầu tháng 5 tới nay ở Mỹ.

Đến cuối tuần, thị trường nông sản ghi nhận phiên giao dịch với đà hồi phục mạnh mẽ thể hiện qua mức tăng của toàn bộ các mặt hàng trong nhóm. Lúa mì đã tăng mạnh gần 5%, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Lo ngại về tình hình nguồn cung tại khu vực biển Đen, trong bối cảnh thời tiết căng thẳng tại châu Âu đã hỗ trợ giá.

Ngày hôm qua, công ty tư vấn Strategie Grains đã hạ dự báo về sản lượng lúa mì năm nay của Liên minh châu Âu (EU) do tình trạng khô hạn ở Tây Ban Nha và Bắc Âu. Cụ thể, Công ty này dự báo sản lượng lúa mì mềm của EU niên vụ 23/24 ở mức 128,7 triệu tấn, giảm so với mức 130,0 triệu tấn dự báo hồi tháng 5. Tại Tây Ban Nha, nơi bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng trong năm nay, vụ thu hoạch lúa mì được dự báo sẽ đạt "mức thấp lịch sử".

Trong khi đó, đà tăng của giá đậu tương đã được mở rộng trong phiên giao dịch hôm qua khi giá ghi nhận mức nhảy vọt tới 24 USD/tấn lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Cả nguồn cung và nhu cầu đều là những thông tin xuất hiện và hỗ trợ cho giá.

Thời tiết khô hạn kéo dài sau khi hoàn thành việc gieo trồng đang gây áp lực đối với cây trồng trên khắp khu vực Midwest của Mỹ, dấy lên lo ngại rằng sản lượng đậu tương năm nay có thể giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Đặc biệt, mùa vụ ở các bang sản xuất chính như Illinois, Indiana và Michigan đang chịu áp lực hạn hán nặng nề nhất.

Trong khi đó, xét về nhu cầu, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 8/6 đã tăng hơn gấp đôi lên mức 478.368 tấn, theo báo cáo từ Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).

Ngoài ra, khối lượng ép dầu đậu tương tháng 5 của Mỹ đã vượt qua hầu hết các dự đoán của thị trường, đồng thời cũng đạt mức cao nhất từng được ghi nhận cho tháng này, Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) báo cáo. Các thành viên NOPA, chiếm khoảng 95% công suất ép dầu đậu tương của Mỹ, đã chế biến 177,92 triệu giạ đậu tương trong tháng 5, tăng so với mức 173,23 triệu giạ của tháng 04 và mức 171,08 triệu giạ cùng kỳ năm ngoái. Các số liệu trên đã phản ánh nhu cầu xuất khẩu và ép dầu đậu tương tại Mỹ đang hồi phục và thúc đẩy đà tăng của giá.

Đáng chú ý, dầu đậu lại tiếp tục là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất đậu tương. Các khu sản xuất dầu cọ ở Sabah, bang sản xuất dầu cọ lớn nhất của Malaysia đang thiếu thốn về nguồn nước do những dấu hiệu ban đầu của El Nino. Sản lượng dầu cọ của nước này năm này dự đoán có thể sẽ giảm 10% - 15% do thiệt hại về năng suất. MXV cho biết, triển vọng nguồn cung dầu thực vật sụt giảm đã hỗ trợ mạnh cho giá dầu đậu tương.

Đọc thêm

Xem thêm