Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:30 04/11/2022

Thị trường có thể giúp Trung Đông - Trung Á kiếm được 1000 tỷ USD trong 5 năm

Các nền kinh tế ở Trung Đông và Trung Á sẽ ngày càng giàu có hơn nhờ kiếm được rất nhiều tiền từ dầu mỏ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nhà xuất khẩu năng lượng tại khu vực này sẽ kiếm được khoảng 1.000 tỷ USD từ dầu mỏ trong giai đoạn 2022-2026.

Với giá dầu cao như hiện nay, các nhà xuất khẩu năng lượng tại khu vực này sẽ kiếm được khoản lợi nhuận tích lũy 1.000 tỷ USD từ dầu mỏ trong 5 năm tới. Dự báo này cao hơn mức được IMF đưa ra một năm trước cho thấy giá dầu thô sẽ còn cao hơn bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế đang kéo giá dầu đi xuống trong nửa cuối năm nay. 

Sự bùng nổ của mặt hàng dầu mỏ giúp Ả Rập Xê Út và 5 thành viên khác của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (Kuwait, UAE, Qatar, Bahrain, Oman) trở thành những quốc gia hưởng lợi lớn nhất tại thị trường mới nổi. Các nước này thậm chí có thể kiếm được nhiều hơn vì họ có thể tiết kiệm được khoảng 1/3 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của mình. 

Ảnh minh hoạ 

Trước đó, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sản lượng sau khủng hoảng tại Ukraine vào tháng 2 đã đẩy giá hàng hóa tăng vọt, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trên toàn cầu. Trong phần lớn thời gian năm nay giá dầu neo cao ở mức trên 100 USD/thùng. 

Nhưng đối với các nhà sản xuất lớn ở Trung Đông, sự bùng nổ này đã tác động đến ngân sách sang tình trạng tích cực sau nhiều năm. Giá dầu tăng cho phép một số nước trong nhóm này trả nợ sớm hơn. Thu ngân sách của Ả Rập Xê Út dự kiến đạt 326 tỷ USD trong năm 2022, trong khi chi ngân sách tăng lên 302 tỷ USD.

Theo IMF, thặng dư tài khoản vãng lai trung bình của các quốc gia vùng Vịnh dự kiến đạt gần 10% GDP trong năm nay, gần gấp đôi mức năm ngoái. Năm 2023, dự kiến thặng dư tài khoản vãng lai cũng đạt 7,8%.

Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh dự báo năm nay tăng trưởng tốc độ gấp đôi năm ngoái, đạt 6,5%. Nhờ đó, tăng trưởng của toàn Trung Đông và Bắc Phi sẽ đạt 5%. Dự đoán giá dầu thấp hơn trong năm tới, IMF cho rằng GDP vùng Vịnh và cả Trung Đông sẽ tăng 3,6% vào 2023. 

Đồng thời, dự trữ quốc tế ở các quốc gia gồm Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman sẽ lên tới gần 843 tỷ USD trong năm nay và tăng lên hơn 950 USD vào năm sau. Ông Jihad Azour, Giám đốc IMF khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Trung Á, cho biết khu vực vùng Vịnh vẫn đang phục hồi và các nhà sản xuất dầu đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng toàn cầu. 

Tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu trong vài năm qua không chỉ do giá và sản lượng tăng mà còn do sự tăng trưởng ở các lĩnh vực phi dầu mỏ. Trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục, lãi suất tăng, cuộc khủng hoảng năng lượng lan rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngành dầu khí ở vùng Vịnh đang trở thành nguồn cung cấp vốn quan trọng. 

Riêng với Ả Rập Xê Út, quỹ tài sản có chủ quyền của họ đã chuyển hàng tỷ USD vào thị trường chứng khoán và quỹ tài sản trên toàn cầu. Đồng thời, quỹ này cũng đóng vai trò ngày càng tăng trong việc cung cấp tài chính cho sự phát triển ở địa phương.

IMF và Ngân hàng Thế giới đều dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm tới. Trong viễn cảnh đó, giá dầu sẽ khó được duy trì ở mức cao như hiện nay. 

Ảnh minh hoạ 

Do vậy, đa dạng hóa nền kinh tế là chiến lược hết sức cần thiết để các nước vùng Vịnh giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Hiện, các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh chiếm khoảng 1/3 tổng trữ lượng dầu thô được kiểm chứng của thế giới và 1/5 tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu. Các đợt bùng nổ giá dầu trong thập niên 1970, 1980 và đầu những năm 2000 đã mang lại nguồn thu lớn cho các nước này. 

Giá dầu hiện giao dịch ở mức hơn 90 USD/thùng, sau khi ghi nhận mức gần 140 USD/thùng hồi tháng 3/2022. Ngày 3/11, giá dầu Brent giao tháng 12 chững ở mức 96,16 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 70 cent, tương đương 0,78%, xuống mức 89,3 USD/thùng.

Đọc thêm

Xem thêm