Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 09/07/2023

Thị trường chứng khoán dần phát triển bền vững

Nửa đầu năm 2023, thị trường chứng khoán phải đối diện với nhiều yếu tố bất lợi, nhưng thị trường đang phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn.

Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam quý I, thị trường đi lên tích cực trong tháng 1, trước khi giảm xuống khá thấp trong tháng 2 và phục hồi nhẹ trong tháng 3.

Sự biến động của thị trường trong quý I/2023 đến từ các yếu tố tác động từ môi trường quốc tế và trong nước, các yếu tố này đan xen và tạo ra những tác động theo các chiều hướng khác nhau đến thị trường.

Trong khi, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế vào tháng 1 được xem là tác động tích cực, kéo thị trường tăng thì việc lãi suất toàn cầu tăng cao, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng như tạo xu hướng rút vốn khỏi thị trường mới nổi; trong đó có Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự đi xuống của thị trường trong tháng 2.

Xét tổng thể trong quý I/2023, các chỉ tiêu như chỉ số chứng khoán, vốn hóa thị trường ghi nhận sự tăng trưởng so với thời điểm cuối năm 2022, đặc biệt là giá trị mua ròng lớn của khối ngoại so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thanh khoản, số nhà đầu tư mới gia nhập lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), từ cuối tháng 3/2023, sau khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành, thanh khoản trên thị trường đã bắt đầu tăng. Mức thanh khoản trong giai đoạn tháng 4 và 5/2023 tăng lên trung bình xấp xỉ 20% so với 3 tháng đầu năm. Đặc biệt kể từ đầu tháng 6, thanh khoản đã tăng lên đột biến, có nhiều phiên thị trường giao dịch trên 20.000 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng 6 (400 tỷ đồng); dù lũy kế 6 tháng đầu năm vẫn mua ròng 1,9 nghìn tỷ đồng (82 triệu USD).

Từ đó, các chuyên gia phân tích của MSB lạc quan hơn về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023. Hàng loạt các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng sẽ đồng thời thẩm thấu đến thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm 2023.

Theo giới phân tích, dù vẫn còn nhiều biến động, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần đi vào ổn định. Thị trường đang phát triển một cách bền vững. Điều này là do các nhà đầu tư tham gia thị trường tăng lên; trong đó, nhà đầu tư nhỏ lẻ là rất mạnh mẽ.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nhỏ lẻ rất quan trọng, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây cũng rất mạnh mẽ đã tạo ra nguồn lực trong dân, nguồn lực này nếu chuyển đến thị trường chứng khoán sẽ là động lực lớn.

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang thực hiện đề án tái cơ cấu thị trường theo 4 trụ cột và thị trường sẽ hưởng lợi từ điều này. Trong một thế giới đầy biến động thì Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ môi trường đầu tư ổn định.

Cùng đó, Chính phủ đã nhận diện được những rủi ro của nền kinh tế Việt Nam và đang triển khai quyết liệt các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển.

 

Đọc thêm

Xem thêm