Thị trường hàng hóa
Đó là nhận định của PGS.TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Diễn đàn Mùa Thu lần thứ nhất với chủ đề “Dự báo thời điểm phục hồi thị trường bất động sản và khuyến nghị đầu tư” vừa qua.
Ông Chung cho rằng, cơ hội lớn nhất là Việt Nam đang hoàn thiện các quy hoạch và pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, cùng với đó, mối quan hệ Việt - Mỹ đã được nâng cấp.
Thị trường bất động sản không thể khó khăn hơn nữa, mà chỉ tốt lên, vì khó khăn lớn nhất đã đi qua. Tuy nhiên, tốt lên như thế nào phụ thuộc rất lớn vào tháng 11 tới đây, khi các luật quan trọng đối với lĩnh vực bất động sản như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sẽ được sửa đổi và thông qua.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhận định, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, nguồn cung - cầu đã khởi sắc hơn, thị trường đang đón nhận các tín hiệu tốt hơn.
Từ quý III năm nay, thị trường đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, tất nhiên so với thời điểm 2018 - 2019 thì vẫn còn xa, chỉ là con số vài nghìn so với vài chục nghìn lượt giao dịch trong quá khứ. Nhưng trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, vài nghìn đã là một con số đáng khích lệ, động lực cho quý IV/2023 và quý I/2024 có cơ hội hồi phục thị trường bất động sản.
Thời gian tới Chính phủ cần đẩy nhanh hơn việc hoàn thiện các luật liên quan đến bất động sản, các cơ chế, chính sách. Trong quá trình chờ đợi các quy định pháp luật có hiệu lực, cần xem xét đẩy nhanh các nghị định, quy trình, thủ tục hành chính để hỗ trợ thủ tục đầu tư được nhanh chóng, giải quyết vướng mắc, thực sự tháo gỡ khó khăn cho các dự án mới để đưa nguồn cung ra thị trường.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm