Thị trường hàng hóa
Theo đó, để người tiêu dùng dễ nhận diện, tin cậy chất lượng sản phẩm nước mắm Phú Quốc, Sở KH&CN Kiên Giang đã triển khai thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc cho loại sản phẩm truyền thống này.
Việc thí điểm thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng tính an toàn của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Sở KH&CN Kiên Giang cho biết, việc áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nước mắm Phú Quốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà nó còn là cách để các doanh nghiệp chung tay bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả, hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam.
Đồng thời, tạo sự minh bạch của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, để nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Với kết quả này, bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến của các đơn vị liên quan.
Theo thống kê, đến nay Phú Quốc có khoảng 57 cơ sở chế biến nước mắm cung cấp ra thị trường với sản lượng 25 triệu lít/năm ở trong nước và xuất khẩu. Nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam năm 2001 và được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Liên minh Châu Âu (EU) vào tháng 10/2012.
Đây là sản phẩm đầu tiên được bảo hộ trong nước về chỉ dẫn địa lý và là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tại EU. Đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia ngoài Châu Âu có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường này.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm