Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 09/12/2022

Thấy gì từ việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 2%?

Theo giới chuyên gia, động thái Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây tiếp tục cấp 1,5 - 2% tăng trưởng tín dụng, về cơ bản vẫn nằm trong tổng lượng trần tín dụng 14% theo mục tiêu của năm nay, chứ không làm tăng thêm lượng tiền.

Mới đây, NHNN đã có quyết định chỉ tiêu tín dụng dụng định hướng năm 2022 (nới room tín dụng) thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo NHNN, việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

thay gi tu viec ngan hang nha nuoc noi room tin dung them 2 hinh 1
Theo giới chuyên gia, động thái NHNN mới đây tiếp tục cấp 1,5 – 2% tăng trưởng tín dụng, về cơ bản vẫn nằm trong tổng lượng trần tín dụng 14% theo mục tiêu của năm nay, chứ không làm tăng thêm lượng tiền.

Nhận định về vấn đề này, TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho biết: Có hai điều đáng chú ý từ việc NHNN nới room tín dụng. 

Thứ nhất, với chính sách tiền tệ, Việt Nam vẫn kiên định là để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn của hệ thống tài chính và trong chừng mực nhất định có thể hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu ấy trong bối cảnh rất nhiều áp lực như hiện nay, cần phải có tính linh hoạt, phù hợp với hiện tại.

Thứ hai, áp lực từ bên ngoài tuy có tăng trong quý II, song đã giảm trong thời gian gần đây như là lạm phát toàn cầu đã qua đỉnh, lãi suất giảm, trong khi trong nước các điều kiện thanh khoản của ngân hàng đã giảm.

“Tôi nhấn mạnh rằng, 2 điểm đối với việc nới room, đó là vừa kết nối, bắt liền mạch cho mức tín dụng năm 2023 với tinh thần xác định là linh hoạt, song cũng vừa đảm bảo các điều kiện thanh khoản cho hệ thống các ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp sao cho đúng đích”, ông Võ Trí Thành nói.

Một số câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lãi suất quá cao, ông Võ Trí Thành cho rằng, lãi suất cao là cực chẳng đã chúng ta phải thực hiện do các áp lực từ bên ngoài để đảm bảo ổn định hệ thống. 

“Vì hiện nay thanh khoản các ngân hàng rất kém, đa số là vay trung hạn cho bất động sản, nên lãi suất phải tăng vì hai lý do: lãi suất điều hành tăng hai lần và thanh khoản có khó khăn. Việc nới room là do điều kiện thanh khoản cũng có phần tốt hơn”, ông Thành nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đánh giá: Động thái NHNN mới đây tiếp tục cấp 1,5 - 2% tăng trưởng tín dụng, về cơ bản vẫn nằm trong tổng lượng trần tín dụng 14% theo mục tiêu của năm nay, chứ không làm tăng thêm lượng tiền. Có ba lý do khiến NHNN đưa ra quyết định nới room tín dụng vào thời điểm này. 

Thứ nhất, đó là áp lực từ bên ngoài như các chỉ số về lạm phát, tỷ giá… đã giảm, đồng USD trong tháng vừa qua đã mất giá khoảng 3,5%. 

Thứ hai, trong nước, chỉ số lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt, theo dự báo thì năm nay chỉ khoảng 3,3%. 

Thứ ba, áp lực về tăng tỷ giá của Việt Nam đã giảm nhiệt so với giai đoạn trước đó, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, tức là người dân đã bắt đầu quay lại hệ thống ngân hàng để gửi nhiều hơn so với giai đoạn trước. 

Thêm vào đó, nhu cầu về vốn của thị trường gồm cả người dân (tiêu dùng) và doanh nghiệp (sản xuất) vào dịp cuối năm rất lớn, nên việc cấp thêm tín dụng sẽ đáp ứng thêm được về thanh khoản, về vốn để duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điều rất cần thiết.

“Do đó, động thái này là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp”, ông Lực nói.

Cũng theo TS Cấn Văn Lực, có vấn đề đặt ra là sau khi nới room tín dụng thì dòng vốn sẽ đổ vào lĩnh vực ưu tiên nào. Thực tế, hiện nay, nhiều hồ sơ tín dụng vẫn đang nằm chờ, lượng khách hàng cần vốn rất lớn…

Nên với việc nới room, lượng vốn tín dụng khoảng gần 200.000 tỷ đồng này được cấp ra thì khả năng hấp thụ sẽ rất lớn và chủ yếu đi vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng mà chúng ta mong muốn, bởi vì hiện nay không có tổ chức tín dụng nào muốn dùng số tiền đó để cho vay việc mang tính chất đầu cơ, rủi ro vì những thách thức và rủi ro năm tới là tương đối cao. 

Một vấn đề khác mà dư luận quan tâm là việc nới room nói trên có tác động đến lạm phát hay không thì như trên đã nói, với lượng tiền cấp ra thị trường khoảng gần 200.000 tỷ đồng không phải là quá lớn so với khối lượng tiền khổng lồ đầu tư toàn xã hội. 

Khả năng hấp thụ vốn hiện nay trên thị trường được đánh giá sẽ tương đối tốt cộng với chỉ số lạm phát năm nay đươc kiểm soát sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến lạm phát và các chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. 

“Năm tới, áp lực lạm phát được dự báo tăng cao hơn, ở mức khoảng 4 - 4,5%, song vẫn là ở mức chấp nhận được”, TS Cấn Văn Lực cho biết.

Đọc thêm

Xem thêm