Thị trường hàng hóa
Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới và giá nhà ở thuê tăng. Trong tháng này, 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Bình quân 10 tháng đầu năm, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Chỉ số giá vàng tháng 10 tăng 5,96% so với tháng trước; tăng 29,97% so với tháng 12/2023 và tăng 38,88% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng, giá vàng tăng 27,48%.
Chỉ số giá USD tháng 10 tăng 0,7% so với tháng trước; tăng 2,41% so với tháng 12/2023 và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng, chỉ số giá USD tăng 5,1%.
Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD. Tính chung 10 tháng, con số này sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 sơ bộ đạt 35,59 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu sơ bộ đạt 33,6 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 117,7 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10 xuất siêu 1,99 tỷ USD. Tính chung 10 tháng, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 23,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 24,8 tỷ USD).
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm