Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 01/10/2022

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8% trong năm 2022

Từ những phân tích về khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong quý IV cũng như cập nhật tăng trưởng 9 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê đã sơ bộ cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của cả năm 2022 là 7,5% và 8%.

Kết quả tích cực

Tại họp báo Công bố số liệu tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022, sáng 29/9 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta đã đạt được kết quả tích cực ở hầu hết các lĩnh vực.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó kéo GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022.

 

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

"Kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng cho thấy chúng ta đã "bật" trở lại với kết quả hết sức tích cực nhờ sự đồng lòng, quyết tâm và sự tin tưởng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao và linh hoạt của Chính phủ. Đây cũng là kết quả hết sức khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động nhanh, khó lường", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá..

2 kịch bản tăng trưởng năm 2022

Dự báo về tăng trưởng kinh tế quý IV và cả năm 2022, ông Lê Trung Hiếu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam còn đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quý IV. Đó là biến động về giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào, thị trường thế giới chậm phục hồi, việc điều chỉnh chính sách của các nước cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Thêm vào đó, thu hút vốn FDI vào Việt Nam còn khó khăn.

Với những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong quý IV cũng như cập nhật tăng trưởng 9 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê đã sơ bộ cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng của cả năm 2022. Trong đó, kịch bản 1: GDP tăng 7,5%, kịch bản 2: GDP tăng 8%.

Ở kịch bản thứ nhất, với mức GDP tăng 7,5% cả năm 2022, GDP quý IV/2022 chỉ cần đạt ở mức rất thấp là 4,1%. Với kịch bản GDP tăng 8%, quý IV có mức tăng trưởng 5,9% - thấp hơn mức tăng trưởng ghi nhận trong quý II/2022.

 

Tổng cục Thống kê dự báo GDP năm 2022 có thể tăng tới 8%.

"Mặc dù quý IV vẫn còn có những khó khăn, tuy nhiên nền kinh tế đang trên đà phục hồi, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Trong quý IV, việc đẩy mạnh đầu tư công và đặc biệt là gói phục hồi kinh tế - xã rơi vào quý IV rất nhiều. Chính sách về đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng tập trung nhiều vào quý IV. Do đó, chúng tôi nghiêng nhiều về phương án GDP cả năm là 8%", ông Lê Trung Hiếu cho hay.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Việt Nam rất linh hoạt trong điều chỉnh chính sách nhưng với độ mở lớn của nền kinh tế, chúng ta chịu ảnh hưởng lớn và chưa lường hết được những rủi ro, thách thức, biến động từ tình hình kinh tế thế giới.

Do đó, cần tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm "sống chung an toàn với dịch COVID-19", đẩy mạnh tiêm vaccine. Nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động, việc làm; nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023. Khơi thông các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh thưc hiện và giải ngân vốn đầu tư công...

Chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản...

Trong báo cáo tháng 8/2022, Moody's đánh giá rất tích cực đối với dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022. Theo đó tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt 8,5%, cao nhất so với các nền kinh tế trong khu vực.

Trong Báo cáo điểm lại tháng 8/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm "tổn thương", nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. Do đó, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Đọc thêm

Xem thêm