Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:40 04/01/2023

Tại sao giá ngũ cốc được dự kiến sẽ giảm mạnh vào năm 2023?

Năm 2022, xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá ngũ cốc của Mỹ tăng vọt. Năm mới hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động.

Vào những tháng đầu năm 2022, giá lúa mì và đậu tương đạt mức cao kỷ lục, trong khi đó, giá ngô đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Chiến tranh đã “bóp nghẹt” nguồn cung và thời tiết khô hạn khiến nhiều khu vực trồng trọt cảm thấy khó khăn hơn.

Trong thời gian gần đây, giá ngũ cốc được dự báo đã giảm xuống sâu đáng kể so với thời điểm đầu năm 2022. Mức suy giảm này diễn ra đồng thời với việc các mặt hàng từ khí đốt tự nhiên đến bông và gỗ xẻ đều giảm sau khi tăng mạnh.

Giá ngũ cốc, tăng vọt sau cuộc chiến Nga - Ukraine, đã ổn định về mức trước chiến tranh. Ảnh: WSJ.

Nhiều đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác với mục đích hạ nhiệt lạm phát - quá trình mà nhiều nhà phân tích cho rằng có thể dẫn đến ít nhất một cuộc suy thoái nông vào năm 2023 - được kỳ vọng sẽ làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu lương thực nói chung và ngũ cốc nói riêng.

Đối với giá ngũ cốc, triển vọng không chắc chắn, một phần vì chúng phụ thuộc quá nhiều vào một cuộc chiến tại Ukraine, cho đến nay dường như không có hồi kết. Khủng hoảng Nga - Ukraine đã làm cản trở xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ra khỏi khu vực Biển Đen và dẫn đến xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây về xuất khẩu năng lượng, gây ra những gợn sóng trong nền kinh tế toàn cầu.

Kể từ tháng 7, một thoả thuận giữa Liên hiệp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép vận chuyển ngũ cốc an toàn từ các cảng Ukraine bị chiến tranh tàn phá, giải phóng hàng triệu tấn sản phẩm lương thực. Vào tháng 11, cả hai bên đã gia hạn thỏa thuận thêm 120 ngày. Tuy nhiên, thỏa thuận là mong manh. Nga đã rút lui trong một thời gian ngắn vào tháng 10 và tiếp tục tấn công các thành phố cảng của Ukraine. Theo dữ liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vẫn ở dưới mức trước khi chiến tranh bắt đầu.

Các nước phương Tây bao gồm cả Hoa Kỳ gần đây đã đặt giá trần đối với doanh số bán dầu thô của Nga ra quốc tế, một động thái nhằm tấn công vào chi tiêu chiến tranh của Điện Kremlin. Tuần trước, Nga cho biết họ sẽ không bán dầu hoặc các sản phẩm dầu mỏ cho các quốc gia đó.

Biến động của giá dầu thô ảnh hưởng khá lớn đến tương lai nông sản vì nhu cầu đối với ngô và đậu tương của Hoa Kỳ bắt nguồn một phần từ nhiên liệu tái tạo.

Ngô là nguyên liệu chính để sản xuất ethanol, trong khi dầu đậu nành là dầu thực vật dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Giá dầu cao hơn khiến việc sản xuất các loại nhiên liệu như vậy trở nên hấp dẫn hơn, kích thích nhu cầu đối với loại ngũ cốc cơ bản.

Trong những ngày đầu chiến sự, hợp đồng tương lai ngũ cốc tăng vọt lên mức lịch sử. Giao dịch kỳ hạn lúa mì sôi động nhất trên Sở Thương mại Chicago (Mỹ) đã tăng lên mức cao kỷ lục 12,94 đô la/giạ trong tháng 3, đánh bại mức cao trước đó được thiết lập vào năm 2008.

Trong khi đó, giá đậu tương kỳ hạn cũng đạt mức cao kỷ lục, tăng lên 17,69 đô la một giạ vào tháng 6. Giá ngô kỳ hạn đã tăng lên 8,14 USD/giạ trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 2012.

Vào thứ Sáu tuần trước, giá ngô kỳ hạn kết phiên với mức giảm 0,2% xuống 6,77 USD/giạ, đậu tương ghi nhận mức tăng 0,5% lên 15,22 USD/giạ và lúa mì tăng 2,2% lên 7,93 USD/giạ.

Một số nhà phân tích đang đặt cược rằng giá ngũ cốc và các hàng hóa khác sẽ giảm vào năm 2023 khi lãi suất tiếp tục tăng.

“Chúng tôi cho rằng hầu hết giá hàng hóa sẽ giảm trở lại vào đầu năm 2023, ở đỉnh điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu và việc thắt chặt tiền tệ ở nhiều nền kinh tế lớn,” Caroline Bain, nhà kinh tế hàng hóa trưởng của Capital econom có trụ sở tại London, cho biết trong một báo cáo được công bố vào tháng 12.

Trung Quốc, nước tiêu thụ ngũ cốc hàng đầu thế giới, cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tương lai nông sản năm 2023. Nước này gần đây cho biết sẽ hủy bỏ các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát sự lây lan của Covid-19.

Arlan Suderman, nhà kinh tế hàng hóa trưởng của StoneX Group nhận định: “Trung Quốc sẽ ghi nhận một giai đoạn tăng trưởng kinh tế đáng kể vào năm 2023, nhưng điều đó dự kiến sẽ bị hạn chế trong nửa đầu năm do sự lây lan nhanh chóng của Covid”.

Tuy nhiên, người nông dân cũng đang phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn, bao gồm cả chi phí phân bón và thiết bị nông nghiệp, và điều đó có thể khiến giá ngũ cốc tăng cao.

Các loại ngũ cốc có xu hướng giao dịch bằng hoặc gần bằng chi phí sản xuất, nhưng trong lịch sử hiếm khi giao dịch dưới giá thành sản xuất.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu hàng hóa DTN, giá các thành phần phân bón như urê đã giảm từ mức cao kỷ lục hồi đầu năm 2022, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm.

Giá khí đốt tự nhiên, một nguyên liệu thô khác để sản xuất phân bón, đã giảm mạnh trong tháng qua, nhưng cũng tăng so với một năm trước.

Đọc thêm

Xem thêm